Bánh mì cung cấp một số chất cần thiết cho cơ thể
Bánh mì là món ăn tiện lợi, dễ chế biến, là lựa chọn thích hợp cho những người không có nhiều thời gian nấu nướng.
Carbohydrates là thành phần chính của những ổ bánh mì. Theo các chuyên gia, chúng ta cần bổ sung nhiều carbohydrates vì nó chiếm tới 45-65% năng lượng tiêu hao của cơ thể.
Ngoài ra, bánh mì còn cung cấp một số dưỡng chất khác như canxi. Bốn lát bánh mì nhỏ có thể chứa 164 mg canxi.
Một số tác hại của bánh mì
Bánh mì tuy là món ăn tiện lợi, ngon miệng nhưng sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên lại không tốt cho sức khỏe.
Chứa gluten
Bánh mì chứa gluten - một loại protein tổng hợp có trong lúa mì. Nó tạo nên độ dẻo sánh và kết cấu đàn hồi của các sản phẩm làm từ lúa mì.
Một số người có thể gặp tình trạng không dung nạp được gluten. Khi đó, gluten đi vào cơ thể sẽ phá hủy lớp niêm mạc ruột non, khiến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể bị sy giảm.
Những người nhạy cảm với gluten sẽ gặp tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy. Trong trường hợp này, nếu muốn ăn bánh mì, họ có thể cân nhắc sử dụng các loại bánh không chứa gluten làm từ gạo nâu, bột khoai tây, bột sắn thay vì sử dụng bánh làm từ bột mì.
Làm tăng cholesterol
Nghiên cứu cho thấy bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu trong cơ thể, gây ra bệnh tim mạch. Do đó, việc ăn bánh mì thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol và tiềm ẩn nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh tim mạch.
Gây mệt mỏi
Bánh mì là một trong những thực phẩm có thể gây ra tình trạng mệt mỏi. Nguyên nhân là do một số loại bánh mì chứa các chất như protein biến đổi gene. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu chất xơ. Việc thiếu chất xơ không chỉ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn tác động không tốt đến não bộ.
Giảm hấp thu dinh dưỡng từ các nguồn khác
Bánh mì không thể thay thế các thực phẩm khác. Nó ít dinh dưỡng và còn có khả năng làm giảm hấp thu dưỡng chất từ các thực phẩm khác.
Lúa mì (nguyên liệu để làm bánh mì) có chứa axit phytic có thể phản ứng với khoáng chất như sắt, kẽm, canxi và khiến cơ thể không hấp thụ được các chất này. Việc gluten làm tổn thương niêm mạc ruột cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Những người không nên ăn bánh mì
Người bị tiểu đường tuýp 2
Bánh mì chứa một lượng muối khá lớn và hàm lượng dinh dưỡng thấp, lượng tinh bột cao nên có thể làm ảnh hưởng đến đường huyết sao khi ăn. Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 tiêu thụ bánh mì thường xuyên sẽ nạp vào cơ thể một lượng muối và đường lớn, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp
Bánh mì chứa nhiều tinh bột và cholesterol xấu có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, bệnh tim mạch nếu sử dụng quá nhiều.
Người có tiền sử bị huyết áp cao, các bệnh về tim mạch tốt nhất nên hạn chế ăn bánh mì.
Người bị táo bón
Bánh mì nghèo dưỡng chất và chất xơ nên có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Những người có hệ tiêu hóa không tốt, hay bị táo bón nên hạn chế sử dụng bánh mì để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người thừa cân, béo phì
Nếu đang muốn giảm cân, bạn nên tránh sử dụng bánh mì. Bánh mì có thể khiến bạn tăng cân nhanh và tích tụ nhiều mỡ thừa hơn trong cơ thể.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Nhìn móng tay đoán sức khỏe, kiểm tra ngay xem bạn đang ở tình trạng nào
-
Rau dại mọc đầy lối đi lại là thuốc trường thọ được thế giới ưa chuộng, trị 5 loại bệnh nhiều người hay mắc
-
Loại quả 'đắt hơn thịt', 'bùi hơn lạc' bán đầy chợ Việt vừa chống K lại hạ đường huyết hiệu quả
-
Chỉ có “Công thức mãn kinh” này mới giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn tăm tối nhất
-
Loại cá giàu omega 3 hơn cả cá hồi, giá rẻ chỉ 90 nghìn/kg, đi chợ mua không cần nghĩ