Lương thực thô (ngô, gạo lứt, gạo cẩm, tiểu mạch, yến mạch, vừng...) có giá trị dinh dưỡng không cao, hơn nữa lại khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng lớn chất xơ phong phú trong lương thực chưa qua tinh chế có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có người không thể ăn chúng.
Người có bệnh về hệ tiêu hóa
Bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản hay loét dạ dày, tiếp nạp lượng lớn lương thực thô dễ gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
Khả năng miễn dịch kém
Nếu bạn thường xuyên tiếp nạp hơn 50 g chất xơ mỗi ngày, sẽ làm cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, gây tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu …, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Hoạt động thể lực nặng
Giá trị dinh dưỡng của lương thực thô thấp, ít năng lượng, không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho những người lao động thể lực nặng.
Phụ nữ có thai
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phòng và Kiểm soát bệnh tật ở Mỹ thì “những bà bầu ăn nhiều ngô hoặc các chế phẩm từ ngô trong 3 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ sinh con bị khuyết tật cao gấp 2,5 lần so với những thai phụ khác. Căn nguyên là do độc tố fumonisin thường có trong các loại nấm ký sinh trên ngô đã làm vô hiệu hóa tác dụng ngừa khuyết tật ở thai nhi của axít folic.” Do vậy, phụ nữ có thai không nên ăn ngô hàng ngày.
Bệnh nhân tiểu đường
Ngô chứa hàm lượng tinh bột cao, carbohydrate trong ngô có thể nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, do đó không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhân tiểu đường bị cấm ăn ngô mà nên hạn chế. Nếu ăn thì bạn cần kết hợp với thực phẩm chứa protein hoặc chất béo.
Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì
Do giai đoạn dậy thì có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, lương thực thô không những cản trở sự hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây trở ngại cho việc hấp thu và sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh