Những phản ứng tại chỗ
Những phản ứng này luôn xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng.
+ Trẻ quấy khóc: do bị tiêm đau nên trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Thường cảm giác đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
+ Nổi cục ở da: Một số cục nhỏ bằng hạt đậu có thể nổi lên da của trẻ sau khi tiêm. Hoặc trẻ có thể bị viêm tấy đỏ nơi tiêm phòng. Thường chúng tồn tại khoảng nhiều nhất là 3 tuần sẽ tan đi.
+ Trẻ bị mẩn ngứa: Khoảng 5% đến 10% trẻ sẽ bị mẩn ngứa ở nơi tiêm phòng, kéo dài gần 1 tuần và sau đó sẽ tự khỏi.
Những phản ứng ngoài da
Theo thống kê có khoảng 2 - 10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi sẽ bị ngứa toàn thân hay nổi mề đay. Trẻ cũng có thể bị phát ban đỏ. Các phản ứng ngoài da này kéo dài khoảng 3 đến 6 ngày và thường gặp ở những trẻ dễ bị dị ứng.
Thường thì bệnh tự khỏi nhưng nếu trẻ cảm thấy quá khó chịu thì nên đến bác sĩ để kê đơn thuốc chống dị ứng.
Hội chứng "rên la kéo dài"
Khoảng 3% trẻ ở khoảng 3 đến 6 tháng tuổi có thể sẽ rên hay hét to lên sau khi tiêm phòng chừng 6 - 10 tiếng đồng hồ. Phản ứng là do ảnh hưởng của thuốc lên thần kinh của trẻ, không có biến chứng gì nguy hiểm. Tình trạng này không cần can thiệp nhưng nếu gia đình quá bất an thì bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc an thần để làm bạn yên tâm.
Tai biến thần kinh
Sau khi tiêm phòng bệnh ho gà trẻ có thể bị co giật và sốt cao. Đây là biểu hiện đáng lo ngại của tai biến thần kinh do thuốc gây ra. Cơn co giật xuất hiện không ổn định, thường từ 30 phút đến 30 ngày sau khi tiêm.
Tỉ lệ trẻ bị tại biến là 6/1.000 và thường rơi vào những trẻ đã xuất hiện các cơn co giật trước đó. Một số rất ít trẻ có tiền sử co giật cũng có thể bị mắc bệnh não khi tiêm phòng ho gà. Biểu hiện thường thấy như hôn mê, nôn ói, co giật… và có để lại di chứng sau này. Tỉ lệ trẻ tai biến thần kinh não là 1/ 1.000.000 trường hợp.
Viêm hạch
Vắc xin phòng lao (BCG) có thể gây ra nổi hạch ở nách ở một số trẻ. Hạch xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tuần sau khi tiêm, dạng hạch hóa mủ hay chỉ là hạch bình thường. Nổi hạch bình thường to bằng hột đâu phộng, cộm cứng, không có mủ, sưng kéo dài trong một tháng sau đó tự biến mất. 6-12% trẻ bị sưng hạch dạng này và thường hạch không gây ra đau đớn hay biến chứng gì.
Phản ứng nổi hạch sau khi tiêm phòng không gây giảm tác dụng phòng ngừa của thuốc. Trẻ bị nổi hạch cũng sẽ phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp biến chứng khi tiêm phòng một số loại vắc xin khác như sởi.
Những phản ứng toàn thân
Sốt là phản ứng toàn thân hay gặp nhất. Trong vòng vài giờ hoặc 1 ngày sau khi tiêm vắc xin trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Trẻ khó chịu trong người và quấy khóc, vật vã và có thể cảm thấy nhức đầu. Một số vắc xin dễ gây ra phản ứng sốt là thương hàn, ho gà.
Một số bệnh như sởi và quai bị thì trẻ có thể bị sốt sau 5 đến 12 ngày sau tiêm.Thường các triệu chứng sốt đều tự khỏi sau khoảng 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá cao thì mới cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
Những trường hợp chống chỉ định của tiêm phòng
Mặc dù việc tiêm phòng đôi khi có thể gây ra những “phản ứng không mong muốn” như đã nói trên, nhưng vẫn cần được khuyến khích, vì ích lợi to lớn của nó: phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Những trường hợp “chống chỉ định” đó gồm có:
Chống chỉ định tạm thời:
Trẻ đang sốt.
Trẻ đang mắc 1 bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi v.v…).
Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, còn đang trong thời kỳ hồi sức.
Đang bị viêm da mủ (bệnh ngoài da, có mủ), hoặc bệnh chàm ngoài da (eczéma).
Chống chỉ định lâu dài
Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi tiến triển, tràn dịch (có nước) màng phổi…, nhất là đang có bệnh ở thận (như viêm thận mạn tính v.v…).
Một số chống chỉ định đặc biệt
Đối với tiêm phòng lao: nên tránh cho các trẻ sinh non còn quá yếu, quá thiếu cân; các trẻ đang bị bệnh cấp tính; các trẻ đang bị bệnh ngoài da lan rộng, đang tiến triển.
Đối với tiêm phòng sởi: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh bạch cầu (1 dạng ung thư máu), các trẻ đang bị suy dinh dưỡng rất trầm trọng, các trẻ đang phải chữa bệnh bằng các loại thuốc corticoid (như “đề xa”: dexamethasone, v.v…).
Đối với tiêm phòng thương hàn: nên tránh cho các trẻ đang bị bệnh ở thận, đang bị tiểu đường, hoặc đang trong 1 tình trạng có hiện tượng dị ứng trầm trọng (như đang trong thời kỳ có cơn suyễn phế quản, v.v…).azz
Hy vọng với những thôn tin trên đây sẽ phần nào giúp ích được cho các mẹ để có thể nắm bắt được những thông tin về tiêm phòng vacxin cho trẻ nhé!
Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh
-
Không muốn con bị dị tật bẩm sinh bạn nhất định phải tiêm những mũi tiêm quan trọng này trước khi mang thai
-
Nguyên tắc "vàng" khi đưa trẻ đi tiêm phòng
-
Điểm tin mới 23/3: Chú rể "hụt" khởi kiện đòi vàng cưới cô dâu vì lý do bất ngờ
-
Các mũi tiêm phòng vắc xin cho trẻ khi được từ 1 đến 6 tháng tuổi không thể bỏ qua
-
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ khi được từ 6 đến 15 tháng tuổi