Nguyên tắc "vàng" khi đưa trẻ đi tiêm phòng

22:00, Chủ nhật 26/03/2017

( PHUNUTODAY ) - Những nguyên tắc này sẽ giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé trước, sau khi tiêm, cũng như hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

1. Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đi tiêm phòng

z70

 Ảnh minh họa.

Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như bố mẹ nào cũng từng trải qua. Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra lại một số thông tin như trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?. Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5 kg chưa?. Bé có đang bệnh hay không? 

Nếu trường hợp bé có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Đối với những trẻ đang bị bệnh, có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa thì cần phải thông báo ngay cho bác sỹ về những dấu hiệu này để bác sỹ có biện pháp xử lý phù hợp, có thể tiêm phòng cho trẻ ngay hoặc điều trị bệnh khỏi hẳn trước khi tiêm phòng.

2. Hãy bảo quản và khi đi mang tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé

z71

 Ảnh minh họa.

Mỗi khi đi tiêm phòng đều có một quyển sổ theo dõi tiêm phòng riêng, bố mẹ phải bảo quản cẩn thận và mang theo mỗi lần đưa trẻ đi tiêm phòng để giúp ích cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ tiêm nhất, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu. Bác sỹ có thể theo dõi quá trình tiêm phòng cho trẻ một cách chính xác nhất, đầy đủ nhất. Đặc biệt, trong quyển sổ tiêm phòng cũng sẽ có những dặn dò của bác sỹ về thời gian tiêm phòng lần sau hoặc một số lưu ý khác mà bố mẹ cần biết nên việc bảo quản sổ theo dõi là một trong những nguyên tắc khi tiêm phòng cho trẻ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

3. Chọn trăng phục thoải mái cho trẻ khi đi tiêm phòng

Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng, bố mẹ nên mặc cho bé những trang phục đơn giản, thoáng mát, nếu mùa đông thì cần ủ ấm nhưng đến khi bước vào phòng tiêm vẫn có thể tạo điều kiện dễ dàng cho bác sỹ thực hiện tác nghiệp tiêm phòng cho trẻ nhé. 

4. Sau khi cho trẻ tiêm phòng, bố mẹ cần phải chăm sóc chu đáo

Cho trẻ uống nhiều nước hơn, bú nhiều hơn. Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm vừa. Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ, khóc nhiều nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt – giảm đau paracetamol với liều lượng hợp lý từ 10-15mg/1 kg cân nặng của trẻ hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho trẻ uống thuốc nhé, tuyệt đối không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt aspirin.

Nếu trẻ có một số dấu hiệu sau nên đưa đến cơ sở y tế ngay:

Sốt cao ≥ 38,5 độ C.

Nổi ban.

Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, quấy khóc, bú kém… nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.

Co giật.

Tím tái.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link