Đầu tiên, "Heo đến thì nghèo" không chỉ nói lên giá trị của con lợn trong quá khứ khi thịt lợn được coi là một thứ xa xỉ, mà còn ám chỉ những hiểu lầm có thể phát sinh giữa hàng xóm khi lợn của người này chạy sang nhà người kia.
Điều này làm nảy sinh quan niệm rằng sự xuất hiện của lợn có thể mang lại nghèo đói do mất mát tình cảm giữa hàng xóm láng giềng. Hơn nữa, lợn còn được xem là biểu tượng của sự lười biếng, nhấn mạnh rằng không nên sống một cuộc đời chỉ biết ăn và ngủ mà không làm lụng.
Tiếp theo, "Chó đến thì giàu" thể hiện sự trung thành và vai trò của chó trong việc bảo vệ tài sản, cũng như mang lại may mắn và sự phồn thịnh cho gia đình. Chó không chỉ là người bạn đồng hành trung thành của con người mà còn giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như cứu hộ, phát hiện những chất kích thích, cháy nổ nguy hiểm, hướng dẫn người mù… Sự hiện diện của chó trong gia đình được coi là điềm lành, biểu tượng cho sự giàu có và hạnh phúc.
Cuối cùng, "Mèo đến thì trên đầu để tang" nghe có vẻ khó hiểu, thực ra nó liên quan đến tính cách độc lập và thậm chí là bí ẩn của mèo. Hiện nay thì mèo được xem là một trong những thú cưng được yêu thích trong nhà. Ở nông thôn thì mèo giúp chủ nhà bắt chuột.
Thế nhưng lý giải việc mèo đến nhà mang vận xui là bởi mèo thường hoạt động vào ban đêm, thường săn chuột. Sáng sớm mang chuột chết về nhà. Mà mọi người quan niệm sáng sớm đã chứng kiến cảnh chết chóc chính là điềm xấu.
Hơn nữa có truyền thuyết rằng mèo khi kinh sợ, sẽ bị cô hồn dã quỷ nhập vào thân. Những cô hồn dã quỷ đó sẽ đến để tìm ''thế thân''.
Thực tế thì những quan niệm dân gian này là thể hiện việc con người muốn hướng đến những điều tốt đẹp và may mắn trong cuộc sống.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!
Tác giả: Mộc
-
Cổ nhân bảo: "Ngựa siêng thì khổ, ngựa lười thì sướng", vì sao?
-
Có 5 loại nhân viên dù tài giỏi mấy cũng không được trọng dụng, thậm chí dễ mất việc
-
Vì sao các cặp vợ chồng cứ đến tuổi 50 lại "tách giường" ngủ riêng?
-
Con cái bất hiếu sẽ có 1 đặc tính rất rõ, về già đừng mong được dựa dẫm
-
Đời người có 1 kiểu lòng tốt làm hại chính mình, chối ngay dù dễ mất lòng