Vì sao các cặp vợ chồng cứ đến tuổi 50 lại "tách giường" ngủ riêng?

( PHUNUTODAY ) - Những cặp vợ chồng cứ đến tuổi 50 thường có xu hướng tách giường, mỗi người một không gian ngủ riêng biệt, trên thực tế điều này có lợi ích gì đến sức khỏe và mối quan hệ của họ?

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Khi các cặp vợ chồng mới cưới mà ngủ giường riêng thì sẽ bị coi là dấu hiệu của sự chia ly, hôn nhân đổ vỡ, tuy nhiên đến tuổi trung niên, các cặp đôi đã trải qua một khoảng thời gian dài quá đủ để hiểu tâm lý đối phương, vì vậy có thể họ không còn khao khát, nồng cháy như thời trẻ.

Empty

Người lớn tuổi hay gặp các vấn đề về sức khỏe khi ngủ như ngáy, mất ngủ, ho hắng khiến vợ/chồng bị ảnh hưởng giấc ngủ. Khi cả hai ngủ riêng sẽ giúp người còn lại thoải mái và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh

Trong trường hợp cặp vợ chồng có người bị mắc các bệnh mãn tính như lao, phổi, viêm gan thì việc tách không gian ngủ, nghỉ ngơi cho hai bên là cần thiết vì nó giúp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh thông qua không khí, bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Xây dựng thói quen sinh hoạt tốt

Mỗi người về già lại có sở thích, đam mê khác nhau, có người thích đọc sạc, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, người còn lại thích khiêu vũ, đắm chìm trong âm nhạc lãng mạn, do đó để cả hai cùng tận hưởng thì việc có không gian riêng lại càng quan trọng để tránh bất đồng cho cặp đôi.

Mặc dù vậy, việc ngủ riêng cũng có một số nhược điểm đáng chú ý như sau, nếu vợ hoặc chồng gặp vấn đề về sức khỏe bất ngờ trong đêm thì lúc đó họ đang ở một mình nên sẽ không có ai chăm sóc bên cạnh; Ngủ riêng còn làm giảm mối quan hệ, giao tiếp giữa vợ chồng. Do đó, các cặp đôi trung niên nên cân nhắc kỹ càng để lựa chọn mô hình ngủ phù hợp nhất dựa trên sự tôn trọng ý kiến của vợ/chồng.

Empty

Tuổi trung niên nên ngủ chung hay riêng?

Theo các chuyên gia, nếu không mắc bệnh truyền nhiễm hay có lý do đặc biệt thì hai vợ chồng nên chung chăn gối. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho tinh thần của các cặp trung niên, cao tuổi. Cụ thể:

+ Thỏa mãn nhu cầu bản năng

Ở tuổi ngũ tuần, khi bản chất chức năng giường chiếu đã suy giảm nhưng nhu cầu thì vẫn còn. Việc ngủ chung có thể giúp cả hai có thể thỏa mãn nhau. Hơn nữa, ở độ tuổi này, khi con cái đã lớn dần, gánh nặng trong cuộc sống ít đi thì cũng là lúc hai vợ chồng nên tận hưởng khoảng thời gian hạnh phúc. Do vậy, cả hai dễ ‘thăng hoa’ hơn.

+ Phòng tình trạng xảy ra các tai nạn khi ngủ:

Bắt đầu ở độ tuổi trung niên thì sức khỏe của tim mạch, mạch máu não… kém hơn trước rất nhiều. Lúc này, nếu xảy ra một số tình huống về đêm như đau đầu, đột quỵ… mà không có người bên cạnh thì rất nguy hiểm. Do đó, người có tiền sử bệnh này nên có người ngủ chung.

Có thể thấy, việc vợ chồng có ngủ chung với nhau hay không là tùy thuộc vào tình cảm và hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như thể trạng của từng người. Nếu bị bệnh truyền nhiễm thì không nên còn nếu như cả hai cùng khỏe mạnh thì cứ ngủ chung cùng nhau hoặc ngủ riêng tùy thích.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link