Theo NYP, các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins và Đại học North Dakota cho biết vật thể trên Mặt Trăng có tên Miranda có nguồn nước ẩn bên dưới bề mặt. Phát hiện này được coi là một bước đột phá trong hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Nhà khoa học hành tinh Tom Nordheim cho biết: "Việc tìm thấy bằng chứng về một đại dương bên trong một vật thể nhỏ như Miranda thật sự rất đáng ngạc nhiên." Những phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Hành tinh. Ông cho biết thêm rằng điều này củng cố thêm giả thuyết rằng một số mặt trăng của sao Thiên Vương có thể thực sự thú vị, và có thể có những thế giới đại dương quanh một trong những hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời, điều này vừa kỳ lạ vừa hấp dẫn.
Dữ liệu mới này dựa trên nghiên cứu của NASA từ năm ngoái, trong đó đã thăm dò các vệ tinh như Ariel, Umbriel, Titania và Oberon của sao Thiên Vương, nhằm tìm kiếm các dấu hiệu sự sống có thể tồn tại trong các hẻm núi sâu chứa nước.
Nhà nghiên cứu Sherry Fieber-Beyer cho biết: "Nghiên cứu này cung cấp bối cảnh rõ ràng hơn về cách hệ mặt trời hình thành." Bà giải thích rằng phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu cách mà chuyển động của các hành tinh khổng lồ có thể dẫn đến sự hình thành của các tiểu hành tinh và mặt trăng.
Sử dụng hình ảnh do tàu thăm dò Voyager 2 chụp vào năm 1986, nhóm nghiên cứu đã phân tích lại "địa hình rãnh hỗn tạp giống Frankenstein" ở bán cầu nam của Miranda, nhằm xác định xem liệu mặt đất gồ ghề này có phải là kết quả của lực thủy triều tương tác với nhiệt độ nóng lên hay không.
Caleb Strom, một nhà nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điều kiện cần thiết để một mặt trăng băng giá trở thành một thế giới đại dương, điều này có liên quan đến khả năng sinh sống của các vệ tinh băng giá bên ngoài hệ mặt trời." Ông cũng nhấn mạnh rằng chưa có đủ thông tin để khẳng định sự sống có tồn tại trên các vệ tinh của sao Thiên Vương, nhưng hiểu được những yếu tố tạo ra đại dương dưới bề mặt là một bước quan trọng để trả lời câu hỏi này.
Người ta tin rằng Miranda có thể chứa một đại dương bên dưới bề mặt băng giá của nó khoảng 100 đến 500 triệu năm trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng đại dương này là kết quả của lực thủy triều giữa lực hấp dẫn của Miranda và các vệ tinh khác gần đó. Ma sát từ lực kéo này có thể tạo ra nhiệt độ đủ để giữ ấm bên trong vệ tinh.
Strom chia sẻ: "Kết quả này thật sự là một bất ngờ lớn đối với toàn đội." Hiện tại, nhóm nghiên cứu cho rằng bên trong Miranda vẫn chưa hoàn toàn đóng băng và khả năng tồn tại của một đại dương dưới bề mặt vẫn còn.
Nordheim giải thích: "Chúng ta sẽ không biết chắc chắn có đại dương hay không cho đến khi chúng ta trở lại và thu thập thêm dữ liệu." Ông cho biết: "Chúng tôi đang khai thác những dữ liệu khoa học cuối cùng có thể từ hình ảnh của Voyager 2. Hiện tại, chúng tôi rất phấn khích trước những khả năng và mong muốn quay lại để nghiên cứu sâu hơn về sao Thiên Vương và các vệ tinh đại dương tiềm năng của nó."
Tác giả: Minh Khuê
-
Bí ẩn 10 năm về âm thanh của 'người ngoài hành tinh' cuối cùng đã được giải đáp
-
Lời thú nhận kinh ngạc của tỷ phú về Trái Đất sau khi tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian
-
Kinh ngạc: Người ngoài hành tinh đã tiến hóa để không cần ngủ với khả năng đặc biệt
-
Các nhà khoa học cảnh báo toàn bộ vũ trụ có thể đối mặt ngày tận thế khốc liệt
-
Phát hiện chấn động về quá trình săn tìm người ngoài hành tinh khiến thế giới kinh ngạc