Phòng bệnh hô hấp ở trẻ khi giao mùa

( PHUNUTODAY ) - Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất yêu, do vậy mà khi giao mùa cũng không tránh khỏi việc trẻ bị nhiễm lanh, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng bệnh hô hấp ở trẻ khi giao mùa.

Cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi giao mùa

Theo các chuyên gia, viêm đường hô hấp ở trẻ được chia làm 2 loại, viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.

- Viêm đường hô hấp trên hay gặp nhất là viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm VA, viêm amidan, viêm tai giữa…

- Còn viêm đường hô hấp dưới là từ phế quản, khí quản, phổi. Từ viêm đường hô hấp trên để lâu có thể sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới và khi đó, trẻ cũng trong tình trạng bị bệnh nặng hơn, nên các bậc phụ huynh cần lưu ý:

 

+ Hãy tránh để trẻ tiếp xúc gần gũi với người lớn hay trẻ khác đang cảm ho – dù chỉ là cảm ho thông thường. Và khi tình hình bệnh hô hấp thật sự đã gia tăng, nên tránh cho trẻ đến nơi đông người nếu không thật cần thiết.

+ Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ đúng mức vì nếu kiêng tắm, vệ sinh thân thể kém thì trẻ cũng dễ dàng mắc nhiều bệnh khác chứ không chỉ là bệnh hô hấp.

+ Chủng ngừa, cả tiêm chủng mở rộng lẫn tự nguyện (cúm và đặc biệt là phế cầu) là biện pháp rất hữu hiệu bảo vệ trẻ tránh các bệnh hô hấp nặng nề.

+ Luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

+ Hãy hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

+ Cần cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.

+ Cần tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).

+ Cần phải bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ.

 

Lưu ý: Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, cha mẹ vẫn nên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ. Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh.

Làm gì khi trẻ bị viêm phổi?

Trước tiên, cần lưu ý là mọi trẻ bị viêm phổi phải được thầy thuốc thăm khám, điều trị, theo dõi cẩn thận để tránh mọi hậu quả xấu. Theo TS.BS Trần Anh Tuấn chia sẻ: “Bên cạnh các biện pháp chăm sóc thông thường, điều quan trọng nhất để giúp trẻ khỏi bệnh là điều trị kháng sinh thích hợp.

Khi được thầy thuốc chỉ định, cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Không được tự ý ngưng thuốc dù trẻ có vẽ đã tốt hơn.

Thông thường thởi gian điều trị trung bình cho viêm phổi là 7-10 ngày.

Tuy nhiên, việc phải dùng thuốc dài ngày với nhiều lần phải cho trẻ uống thuốc trong ngày là việc không phải hoàn toàn dễ dàng với các bậc cha mẹ. Gần đây, chiến lược điều trị kháng sinh ngắn ngày có thể là giải pháp tốt cho trường hợp này.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không phải người nào, bệnh nào và thuốc kháng sinh nào cũng đều có thể áp dụng chiến lược này. Chỉ có bác sĩ điều trị mới có thể giúp cha mẹ trẻ chọn lựa biện pháp điều trị phù hợp nhất cho con em mình.” 

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh