Phụ nữ cô đơn thường muốn làm gì khi đi tắm? 3 người đàn bà tiết lộ sự thật

( PHUNUTODAY ) - Những phụ nữ này vào nhà tắm họ thường thích làm gì, hãy lắng nghe chia sẻ của 3 người phụ nữ không đang trong mối quan hệ ràng buộc nào.

Phụ nữ cô đơn thì suy nghĩ và hành động của họ vẫn mang sắc thái riêng. Những phụ nữ này vào nhà tắm họ thường thích làm gì, hãy lắng nghe chia sẻ của 3 người phụ nữ không đang trong mối quan hệ ràng buộc nào.

Chị Linh, 21 tuổi

Đang trong độ tuổi tràn đầy năng lượng, chị Linh vẫn là người độc thân vui vẻ. Với chị, các cuộc sống tươi vui với các mối quan hệ bạn bè rộng mở. Khi đi tắm, cái chị bạn tâm nhất có lẽ là chiếc điện thoại thân yêu. Chị chia sẻ:

“Đi tắm tôi muốn nhìn vào điện thoại di động nhất nhưng không thể mang theo bên mình như mọi khi. Tôi sợ có người gọi điện hoặc nhắn tin cho mình, yêu cầu tôi một việc khẩn cấp.

Thông thường, khi linh cảm có thể có cuộc gọi hoặc tin nhắn quan trọng, tôi sẽ tắm thời gian càng ngắn càng tốt. Điều tôi sẽ làm là nhìn vào điện thoại của mình khi tắm để không bỏ lỡ các cuộc gọi hay tin nhắn quan trọng, tôi sẽ cảm thấy thoải mái. Điện thoại di động đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Nếu điện thoại di động không ở bên cạnh tôi, tôi sẽ cảm thấy rằng cuộc sống như thiếu đi thứ gì đó.”

Chị Lan, 25 tuổi

Chị Lan đang ở độ tuổi chín của người con gái, cái tuổi đã đủ trưởng thành trong suy nghĩ nhưng không đến nỗi nhìn đời một cách trần trụi. Chị tâm sự:

“Tắm là khoảng thời gian hiếm hoi để tôi tĩnh tâm. Nhân cơ hội này, tôi sẽ liên tục nghĩ về người đàn ông mà mình phải lòng.

Đi tắm cũng giống như đi vào một căn phòng tối để suy ngẫm, thường khi đứng trước những quyết định trọng đại của cuộc đời, tôi sẽ đưa ra trong khi tắm.”

Chị Thúy, 32 tuổi

Chị Thuý ở độ tuổi đầu băm nhưng vẫn cô đơn lẻ bóng. Ở tuổi này chị không còn chạy theo sự hào nhoáng bên ngoài mà muốn tìm sự bình yên, chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn nhưng vẫn chưa thành công. Chị bộc bạch về khoảng thời gian thư giãn trong ngày:

“Tôi thường chọn tắm trước khi đi ngủ, bản thân tôi cho rằng tắm có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ rất nhiều. Nên lúc tắm tôi luôn nghĩ rằng sau đó mình sẽ có một giấc ngủ êm ái.

Suy nghĩ của tôi rất đơn giản, ngoại trừ muốn ngủ ra, trong lòng tôi có thể nói là không có tâm tư gì khác. Dù sao thì mỗi người có một cách sống.”

Những lưu ý để tắm đúng cách và khoa học

+ Tắm với nước ấm

Nước ấm tốt nhất để tắm có nhiệt độ dao động từ 35 – 38 độ C. Đây là nhiệt độ tương đương với thân nhiệt của người. Điều này giúp cho cơ thể tránh khỏi tình trạng bị sốc nhiệt, mạch máu hoặc cơ bắp co lại đột ngột do tiếp xúc với nước lạnh. Ngoài ra, nước ấm giúp cho mạch máu giãn nở từ từ ở mức tốt nhất, giúp lưu thông máu diễn ra dễ dàng, ổn định. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn khi tắm.

Không những thế, nước ấm giúp lỗ chân lông giãn nở tốt, là điều kiện để chúng ta dễ dàng loại bỏ tối đa bụi bẩn, vi khuẩn bám dính hoặc ẩn sâu dưới lỗ chân lông, ngăn ngừa tình trạng viêm nang lông hiệu quả.

+ Thời gian tắm hợp lý

Tắm buổi sáng là một trong những cách khởi đầu một ngày mới hoàn hảo. Không chỉ đem lại lợi ích vệ sinh cho cơ thể, tắm buổi sáng còn có khả năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe tuyệt vời:

- Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt, tinh thần sảng khoái, giảm tình trạng tê mỏi cơ bắp, chân tay trong ngày.

- Điều tiết dầu nhờn cho da mặt. Tắm buổi sáng là một trong những mẹo làm đẹp da mà bạn có thể cân nhắc.

Ngoài ra, bạn có thể tắm vào buổi chiều tối để làm sạch cơ thể và thư giãn sau một ngày làm việc dài.

+ Không nên tắm khi nào?

Thời điểm tắm hợp lý là vô cùng quan trọng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. 3 thời điểm tuyệt đối không được: khi bụng quá đói hoặc quá no, quá khuya (sau 23 giờ), khi vừa đi làm về hoặc vừa tập luyện xong

+ Nên tắm trong bao lâu?

10-15 phút là thời điểm tắm lý tưởng cho bạn một cơ thể sạch thơm, mát mẻ, thư thái tuyệt đối. Tắm quá lâu (khoảng 20 phút trở lên), đặc biệt là ngâm mình trong bồn tắm dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào da và cơ thể dễ dàng hơn.

Tác giả: Vũ Thêm