Rau ngót lành tính nhưng người mắc 4 bệnh này không nên ăn

( PHUNUTODAY ) - Rau ngót vốn quen thuộc với người Việt, thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm. Loại rau này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Theo VTCnews, BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, bổ huyết… Loại rau này có chứa lượng đạm thực vật cao, được khuyên dùng để thay thế cho đạm động vật. 

Ngoài ra, lượng chất xơ trong rau ngót cũng khá dồi dào, có tác dụng tốt trong việc cải thiện tiêu hóa, chống táo bón. Bổ sung đủ chất xơ cho cơ thể cũng là một biện pháp giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Về giá trị dinh dưỡng, 100 gram rau ngót có thể cung cấp 169mg canxi, 2,7mg sắt, 123mg magie, 2400mg mangan, 65mg phốt pho, 457mg kali, 25mg natri, 0,94mg kẽm, 190 microgram đồng, 185mg vitamin và 6650 miligram vitamin A.

Trong đó, vitamin A và vitamin C của rau ngót thậm chí còn nhiều hơn trong các loại quả như cam, chanh, bưởi… Hai loại vitamin này là thành phần quan trọng, cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, tăng cường miễn dịch, cải thiện các vấn đề liên quan đến cholesterol trong cơ thể.

Rau ngọt còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. Trong dân gian, loại rau này được sử dụng để trị các bệnh như tưa lưỡi, đau nhức xương khớp, trị nám da…

Ở Việt Nam, rau ngót rất phổ biến, có giá thành rẻ, được bày bán nhiều ở các chợ truyền thống, cửa hàng thực phẩm, siêu thị… Rau ngót có hương vị dễ ăn, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Người bị bệnh gì không nên ăn rau ngót?

  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận

Hàm lượng kali trong rau ngót khá lớn nên người bị suy giảm chức năng gan, thận nên cẩn trọng khi dùng loại rau này. Khi gan, thận suy yếu, khả năng lọc và đào thải kali dư thừa trong cơ thể cũng trở nên hạn chế. Trường hợp lượng kali trong máu vượt mức cho phép, người bệnh gặp các vấn đề như rối loạn nhịp tim, nghiêm trọng hơn là có thể bị ngừng tim.

Rau ngót còn chứa các chất có thể gia tăng gánh nặng cho gan khi phải thực hiện việc chuyển và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu, nếu người bệnh ăn nhiều rau ngót thì tình trạng bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các thành phần trong rau ngót có thể tương tác với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gia tăng tác dụng phụ.

Dù rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người có chức năng gan bị suy yếu nên cẩn thận khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.

  • Người bị khó ngủ, mất ngủ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người ăn như chán ăn, mất ngủ. Mặc dù không phải ai cũng gặp tình trạng này nhưng chúng ta không nên chủ quan, đặc biệt là với người cao tuổi hoặc người có sức khỏe kém, dễ bị mất ngủ. Việc nấu chính rau ngót trước khi ăn là cách giảm thiểu các tác động bất lợi này.

Người có tiền sử chán ăn, mất ngủ hoặc người lớn tuổi tốt nhất nên tránh sử dụng rau ngót sống. Khi ăn rau ngót chín, chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ.

  • Người bị loãng xương, thiếu canxi

Chất glucocorticoid trong rau ngót có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi và phót pho trong cơ thể. Người bị loãng xương, người bị tiếu canxi khi ăn rau ngót có thể gặp tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Cơ thể sẽ khó hấp thu canxi từ các thực phẩm khác. Dù rau ngót có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người bị loãng xương, thiếu canxi vẫn nên hạn chế ăn để bảo vệ cơ thê

  • Người đang uống thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu sẽ làm giảm khả năng đông máu, giúp ngăn chặn việc hình thành cục máu đông. Trong khi đó, rau ngót chứa nhiều vitamin K có thể làm giảm hiệu quả của thuốc, đồng nghĩa với việc nguy cơ hình thành cục máu đông tăng lên. Để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa lượng vitamin K cao như rau ngót.

Rau ngót lành tính nhưng người mắc 4 bệnh như đã nêu ở trên nên hạn chế hoặc tránh ăn. Tốt nhất, người bênh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác giả: Nguyệt Tú