Tắm ngày cũng cần cẩn trọng
Tắm ban ngày cũng không nên tạo sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ nước tắm (như ở phòng lạnh không nên tắm nước nóng quá, hoặc đang nóng nực lại tắm nước lạnh) – bởi với nhiệt độ phòng chênh nhiệt độ cơ thể sẽ gây rối loạn vận mạch.
Những ngày lạnh mà tắm nước quá nóng, cơ thể không thích ứng kịp sẽ bị co mạch, hoặc giãn mạch (do cơ thể giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt), khiến mạch máu não bị co đột ngột gây đột quỵ, nhồi máu não, mạch vành, nhồi máu cơ tim cấp.
Tắm quá lâu
Không ít người có suy nghĩ này vì 2-3 ngày chúng ta mới tắm một lần, nên sẽ chiều chuộng cơ thể thật lâu dưới vòi nước ấm áp. Trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm nhé.
Tắm trong thời gian quá lâu, da dễ bị mất nước và trở nên khô, cơ thể bị mệt mỏi, dễ thiếu dưỡng khí. Tuy nhiên, tắm quá nhanh thì lại không thể giúp cơ thể sạch sẽ và cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho làn da. Thời gian tắm tốt nhất là khoảng 10 phút mà thôi.
Tắm xong đi ngủ ngay
Nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt nhất là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ.
Tắm nước quá nóng
Nhiệt độ nước quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên da, nở lỗ chân lông, giãn huyết quản, tăng áp lực cho tim. Nước nóng còn làm tăng nguy cơ da bị tổn thương, bị bỏng hoặc khô. Do đó, nhiệt độ tắm thích hợp nhất vào mùa đông cho chúng ta là từ 24-29 độ.
Không dùng kem dưỡng da sau khi tắm
Vào mùa đông, làn da bạn dễ bị mất nước hơn. Do vậy, sau khi tắm xong, bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da để hạn chế da khô, nẻ, sần sùi.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh