Màu nước tiểu bất thường
Màu sắc của nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước tiểu và thời gian đi tiểu. Nếu uống ít nước, lâu đi tiểu thì nước tiểu sẽ có màu sẫm hơn. Ngoài ra, sau một đêm trao đổi chất, nồng độ nước tiểu sẽ tăng lên đáng kể.
Ví dụ nước tiểu vào buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ đậm màu hơn nước tiểu bài tiết trong ngày. Tuy nhiên, nếu màu của nước tiểu thay đổi có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe. Do đó, hãy chú ý đến những thay đổi sau đây trong nước tiểu:
Có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu
Dấu hiệu này có thể cảnh báo tình trạng viêm nặng. Nếu kèm đau khi đi tiểu, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng bàng quang. Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận cũng có thể gây ra tiểu máu.
Các nguyên nhân khác có thể xảy ra nhưng hiếm gặp hơn là ung thư thận hoặc tuyến tiền liệt, và ung thư bàng quang, thường gặp ở những người hút thuốc.
Màu nâu
Màu này có thể là kết quả của việc dùng thuốc, bao gồm kháng sinh metronidazole, một số loại thuốc nhuận tràng. Đây cũng có thể là một triệu chứng của rối loạn chuyển hóa porphyrin- một rối loạn chuyển hóa hiếm gặp… hoặc tình trạng bệnh lý (một số rối loạn bệnh lý gan, thận, viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu) hoặc do thức ăn (ăn một lượng lớn đậu tằm, lô hội có thể gây ra nước tiểu màu nâu sẫm)...
Hồng hoặc đỏ
Tình trạng này có thể do ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất, rau đại hoàng... Nếu không, màu này có thể báo hiệu khá nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và bệnh tuyến tiền liệt.
Nếu thấy nước tiểu bị đỏ mà không rõ lý do, bạn chắc chắn nên đi khám để kịp thời được điều trị.
Nước tiểu đục
Đây không chỉ là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn là một trong những triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu…
Nước tiểu màu cam
Ngoài mất nước và một số loại thuốc, các vấn đề về gan và lượng bilirubin dư thừa có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu này.
Nước tiểu màu xanh
Thuốc và nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ra một màu bất thường như vậy. Nguyên nhân có thể do chứng rối loạn di truyền hiếm gặp được gọi là hội chứng tã xanh, trong đó rối loạn chuyển hóa dẫn đến nồng độ canxi trong máu cao và đôi khi nước tiểu có màu xanh lam, thường được phát hiện ở trẻ em.
Bốn thực phẩm hàng đầu cho thận
Súp lơ giàu vitamin C
Trong súp lơ xanh có rất nhiều dinh dưỡng, bao gồm vitamin C, vitamin B folate và chất xơ rất tốt cho cơ thể, giúp cân bằng lượng đường trong máu và giải độc tố cho thận.
Ức gà chứa ít phốt pho
Thịt gà là thực phẩm không được khuyến cáo sử dụng nếu có vấn đề về thận, nhưng ức gà thì ngược lại. Phần thịt ức gà không da sẽ chứa ít phốt pho, natri và kali, có lợi cho sức khoẻ của thận.
Bắp cải cung cấp nhiều chất xơ
Bắp cải là loại rau chứa đầy đủ hoạt chất phytochemical, một hoạt chất có khả năng phá vỡ kết cấu của các gốc tự do trước khi chúng phát triển thành các tế bào gây hại cho sức khoẻ con người.
Ngoài ra, bắp cải cũng cung cấp vitamin C, vitamin K và các chất xơ, thích hợp cho những người đang gặp vấn đề về thận.
Dứa hỗ trợ tiêu sỏi
Trong loại quả này có rất nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng giúp cho thận khoẻ mạnh hơn như vitamin C, vitamin B1, mangan, hữu cơ… Ngoài ra, dứa còn chứa ít kali, giúp hỗ trợ tiêu sỏi hiệu quả.
Tác giả: Mộc
-
Chuyên gia cảnh báo: 6 thực phẩm làm hại tử cung, nuôi tế bào K đầu bảng, chị em lại cực thích
-
Giặt quần áo lót theo 4 cách này, dễ mắc bệnh phụ khoa như chơi, chị em cần chú ý
-
4 dấu hiệu cảnh báo gan bạn đang không được khỏe chớ chủ quan
-
Sáng ăn xôi hay bún, phở thì tốt hơn: Chuyên gia chỉ rõ 1 thứ không thể thiếu trong bữa sáng
-
Phụ nữ mang bầu nên ngủ mấy tiếng mỗi ngày?