Khó thở
Sau 50 tuổi, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi đi bộ một thời gian là điều bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ quan trong cơ thể đã dần lão hóa. Tuy nhiên, nếu bạn mới chỉ đi dược một đoạn đường ngắn, bước vài bậc cầu thang mà đã có hiện tượng tức ngực, khó thở thì nên cảnh giác. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy tim mạch hoặc huyết áp có vấn đề.
Trong đó, bệnh tim mạch có tốc độ phát triển nhanh và rất dễ khiến người bệnh không qua khỏi. Bệnh tim mạch có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, suy nhược cơ tim, khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút nhanh chóng.
Đi đứng không vững
Nếu sau 50 tuổi mà cảm thấy dáng đi không vững, bước đi giống như trẻ mới tập đi thì cần phải cảnh giác. Đây có thể là dáu hiệu của các bệnh như Alzheimer, đột quỵ. Những bệnh này có thể gây ra triệu chứng mất phương hương, thay đổi tâm trạng, mất trí nhớ và các vấn đề về ngôn ngữ.
Trong đó, tai biến mạch máu não (một dạng đột quỵ) có thể gây giảm thị lực, đau đầu, lệch miệng... Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm.
Đau chân
Nếu thường xuyên cảm thấy chân bị đau nhức, tê bì, chuột rút khi đi lại, thậm chí gặp hiện tượng rối loạn vận đông chân tay thì bạn cần hết sức cẩn trọng. Đó có thể là dấu hiệu bị hẹp mạch máu hoặc huyết khối ở chi dưới. Các mạch máu bị thu hẹp dễ gây ra hiện tượng chóng mặt, rối loạn ý thức. Trong khi đó, huyết khối có thể gây ra phù chân tay, hoại tử chi...
Hai bệnh này nếu không được điều trị sớm thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đau khớp khi đi bộ
Hiện tượng đau khớp gối khi đi bộ có thể là do bệnh lý về khớp gây ra. Phần lớn là do tuổi tác cao khiến các khớp không còn linh hoạt như trước và do vận động quá sức. Người mắc bệnh về khớp thường có các biểu hiện như vận động khó khăn, chân đau mỏi mỗi khi đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, xương khớp dễ biến dạng, thậm chí ảnh hưởng đến các khớp xương xung quanh.
Loại bệnh này còn dẫn đến các bệnh khác như tăng sản xương, huyết khối tĩnh mạch sâu... Tất cả cá bệnh này đều khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm, làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
F0 ở nhà khỏi bệnh bao lâu thì nên đi khám: BS chỉ thời điểm thích hợp nhất để ngăn biến chứng
-
Lương y chỉ 7 loại thực phẩm cải thiện chứng mất ngủ cho F0: Toàn đồ dân dã, dễ kiếm, chợ nào cũng có
-
5 loại thuốc điều trị cho trẻ F0, nhất định phải có trong nhà: Cha mẹ lưu ý
-
BS chia sẻ 2 thực phẩm quan trọng giúp F0 tại nhà nhanh khỏi, nhà nào cũng có nhưng không phải ai cũng biết
-
4% trẻ F0 có thể trở nặng: 9 nhóm trẻ nguy cơ cao và thời điểm dễ găp biến chứng, cha mẹ chú ý