Chiều ngày 21/7, tại khuôn viên một số bệnh viện ở khu vực nội thành Hà Nội có rất đông người dân chờ thân nhân thực hiện phẫu thuật phía trong phòng mổ. Câu chuyện về thực trạng mổ nhầm tại các bệnh viện những ngày qua khiến dư luận hoang mang.
Bệnh nhân truyền tai nhau phương pháp chống "mổ nhầm (ảnh minh họa).
Theo tìm hiểu của PV, đa phần mọi người cho rằng tình trạng mổ nhầm thuộc ít trường hợp hy hữu, không ai mong muốn nên xem đó như "chuyện xui xẻo". Tuy vậy, không phải vì vậy mà mọi người đều chấp nhận rủi ro, chờ nó xảy đến với mình.
Ông Phạm Thanh Hải (56 tuổi, quê ở huyện Đông Hưng, Thái Bình) tâm sự: "Trước khi đưa con trai lớn đi phẫu thuật lại cánh tay, tôi đã phải dặn con "nhắc khéo" bác sĩ phẫu về tình trạng bệnh tật trước khi vào phòng mổ. Nhắc con chủ động nói trước với bác sĩ về vị trí tay đau, tình trạng bệnh tật. Sau bao lâu thì được hoạt động trở lại bình thường".
Đó là liệu pháp tạm thời được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng sau vụ mổ nhầm hy hữu tại BV Việt Đức. Trong quy trình mổ, bác sĩ phẫu thuật chắc chắn phải đọc qua bệnh án và xem phim chụp X-quang nhưng dù sao mình vẫn cần chủ động nhắc khéo trước để đảm bảo an toàn.
Bà Nguyễn thị Thảo, (quê Nghệ An) cho biết: Hiện chồng bà đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Do bị tật ở chân trái nên chồng bà phải mổ để sắp xếp lại. Những ngày qua, bà theo dõi trên truyền thông thấy có tin về mổ nhầm chân ở BV Việt Đức nên cũng phần nào lo lắng.
Bà dặn chồng hỏi bác sĩ thông tin trước khi mổ. Để đảm bảo chắc chắn, sáng ngày 21/7, bà lấy chiếc bút bi gạch chéo lên tay phải nơi cần phẫu thuật. Khi chồng được đưa vào phòng mổ, bà đứng chực chờ trước cổng phòng, đợi bác sĩ mổ đến rồi nhắc khẽ tên, tuổi, quê quán, tình trạng bệnh tật của chồng.
Đến dặn kỹ người nhà
Khác với hai trường hợp trên, người nhà của chị Phạm Thanh Hường (28 tuổi, TP. Hà Nội) có phương án đặc biệt để tránh việc mổ nhầm. Chồng chị mắc chứng bệnh nam khoa, đang phải điều trị tại bệnh viện chuyên về hiếm muộn. "Trước khi anh vào phòng mổ, chị dăn rất kỹ về vị trí mổ, cố gắng tiếp cận trò chuyện với bác sĩ trước lúc mổ để nhắc khéo họ tránh nhầm lẫn" - chị Hường nhận định.
Theo chị Hường, để tránh rơi vào tình trạng hy hữu như bệnh nhân trước đó thì người nhà bệnh nhân cần chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng về tình trạng bệnh tật, vị trí trước và sau mổ. Trong suốt quá trình điều trị cũng cần thường xuyên nắm bắt thông tin. "Một phần do các ca phẫu thuật với lịch trình dày đặc khiến bác sĩ quá mệt mỏi, dẫn đến tình trạng hy hữu vừa qua" - chị Hường trình bày.
Đa phần cho rằng người bệnh cần chủ động nắm bắt tình trạng bệnh tật nhằm tránh xảy ra tình trạng không mong muốn. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường người nhà nên chủ động thông tin về tình trạng bệnh tật để bác sĩ nắm bắt, chủ động có biện pháp ứng phó.
Ngày 21/7, GS.TS Nguyễn Viết tiến Giám đốc bệnh viện cho biết: Bác sĩ Phan Văn Hậu, phẫu thuật viên chính mổ nhầm chân bệnh nhân Trân Văn Thảo đã có nhiều năm cầm dao mổ và rất giỏi về mặt chuyên môn. Sự việc xảy ra là ngoài mong muốn và hy hữu trong nghành y.
Sau sự việc, bác sĩ Hậu đã xin lỗi bệnh nhân. Tường trình của bác sĩ Hậu với lãnh đạo bệnh viện cho thấy khi vào phòng mổ, kíp mổ đã chuẩn bị sẵn cho bệnh nhân và phủ vải chỉ thừa chân mổ nên bác sĩ tiến hành thao tác phẫu thuật mà không kiểm tra bệnh án.
>Hà Nội: Bắt 5 đối tượng gây ra gần 20 vụ cướp (Xã hội) - (Phunutoday) - Ngày 20/7, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp 5 đối tượng gây ra gần 20 vụ cướp giật |
>Nữ sinh bị tạt axit mù mắt từng chấn động giới trẻ giờ ra sao? (Xã hội) - (Phunutoday) - Sau hơn 4 tháng điều trị, Thu Hương đã xuất hiện và bắt đầu với cuộc sống, niềm hy vọng mới đang chờ đón từng ngày. |
Tác giả: Nguyễn Quỳnh Trang