Sinh thường và nỗi lo sợ lớn nhất các bà bầu luôn canh cánh trong lòng

( PHUNUTODAY ) - Dù chuẩn bị kỹ thế nào, mẹ bầu vẫn có thể phải đối mặt với những điều bất ngờ xảy đến khi bắt đầu chuyển dạ và sinh con.

Khi lựa chọn phương pháp sinh con tự nhiên, bạn sẽ phải chấp nhận những cơn đau và sự khó chịu như một phần tất yếu của việc sinh thường, trong đó bạn phải lao động cực nhọc mà vẫn ý thức được về toàn bộ quá trình.

Mọi sự chuẩn bị chỉ là tương đối

Trong quá trình mang bầu, các mẹ luôn tìm hiểu rất kỹ các kiến thức về các ca sinh thường. Tuy nhiên, những chuẩn bị về kiến thức và tâm lý đó chưa bao giờ đủ so với thực tế.

 

 Dù bạn là người dũng cảm đến đâu thì việc vượt cạn vẫn luôn là một thử thách lớn. Cứ nghĩ đến việc quá trình chuyển dạ kéo dài, các mẹ bầu luôn có cảm tưởng rằng chuyện sinh nở với bao nhiêu đau đớn thực sự sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Cái suy nghĩ đáng sợ đó đã ăn mòn sự tự tin của bạn và nó có thể khiến việc sinh nở của mẹ bầu thậm chí còn khó khăn hơn cả những gì mà một người lính đã phải trải qua trên chiến trường.

Nhiều bà bầu có tâm lý lo lắng mình không thể chịu nổi các cơn đau. Một nghiên cứu ở Na-uy năm 2012 chỉ ra rằng những phụ nữ sợ các cơn đau đẻ thường phải trải qua quá trình sinh nở kéo dài hơn khoảng 1,5 giờ so với phụ nữ bình thường khác.

Những rủi ro trong khi sinh

Sinh thường là phương pháp tự nhiên, an toàn nhất đối với bé. Tuy nhiên, một số ít trường hợp sinh thường không được suôn sẻ, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến bé như: Suy thai do thai nhi không nhận đủ oxy. Thiếu oxy cũng khiến bé sau sinh gặp các vấn đề về sức khỏe cũng như nhận thức sau này; Bé bị tổn thương khi chào đời do các thiết bị hỗ trợ sinh; Bé bị kẹt vai khi chào đời, dẫn tới các tổn thương về thần kinh và thể chất khác.

 

 Bên cạnh đó, các bà mẹ khi sinh thường còn phải đối mặt với nguy cơ rách tầng sinh môn.

Tầng sinh môn là mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn. Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu em bé chui ra ngoài. Tầng sinh môn vì thế bị rách. Vẫn biết đây là điều không thể tránh khỏi khi sinh nở, nhưng rách tầng sinh môn cũng khiến nhiều mẹ ám ảnh lo sợ, thậm chí còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các biến chứng mẹ dễ gặp phải sau khi sinh

Trong một số trường hợp, đáy chậu bị tổn thương khi sinh nở. Đáy chậu có thể bị nứt, các cơ đáy chậu bị căng hoặc co quá mức. Những sản phụ bị tổn thương đáy chậu khi sinh sẽ mắc chứng đau khung chậu mạn tính hoặc tạm thời. Tổn thương đáy chậu, rách tầng sinh môn có thể khiến sản phụ đau đáy chậu và âm hộ. Nếu tình trạng đau kéo dài sau sinh mà không đỡ, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra.

Một số trường hợp do tổn thương cơ đáy chậu dẫn tới các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, dạ con, ruột thẳng bị sa xuống âm đạo. 

 

Tác giả: Nguyễn Thanh Huyền