Những nỗi đau "TRỜI THẤU" của các mẹ khi sinh con

( PHUNUTODAY ) - Trước khi sinh, các bà mẹ đều tìm hiểu rất kỹ về quá trình sinh nở và những cơn đau đẻ để chuẩn bị tinh thần từ trước. Tuy nhiên, đau đẻ không hề giống với bất cứ cơn đau nào khác. Bạn có thể đọc được một kiểu nhưng lại được trải nghiệm theo cách hoàn toàn khác.

1. Sinh mổ hay sinh thường - tất cả đều đau

Không ít phụ nữ suy nghĩ rằng, khi đăng ký dịch vụ sinh không đau - gây tê ngoài màng cứng thì sẽ không phải chịu những cơn đau khi sinh con. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Đẻ không đau nghĩa là giảm đau về sau chứ không phải giảm đau từ đầu chí cuối.

Dù đã được gây tê bạn vẫn phải “hứng chịu” sự hành hạ của các cơn gò tử cung dồn dập cho đến khi cổ tử cung mở đủ 4cm.

4cm nghe có vẻ sẽ mở nhanh thôi, nhưng sự thật là có mẹ có thể phải chịu cơn đau đẻ hàng giờ, thậm chí cả ngày để chờ đến giờ sinh mới được gây tê.


ba-bau-an-gi-tot-cho-tim-mach-e1424685242301

 

Cơ thể con người chịu đựng được tối đa 45 đơn vị đau (del unit). Nhưng khi phụ nữ đẻ thường, người mẹ phải chịu đựng tới 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bị gãy 20 cái xương cùng 1 lúc.

Dù có được gây tế thì khi đã hết thuốc bạn phải chịu đựng cơn đau của vết rạch tầng sinh môn (nếu sinh thường), vết mổ (nếu sinh mổ) đính kèm cơn đau co dạ con. Cơn đau này kéo dài vài ngày, có khi cả tuần.

2. Đau “hậu sinh”

Sau sinh, tử cung co lại trở về kích thước và vị trí trước khi mang thai, do đó mẹ sẽ phải chịu đựng những cơn đau co thắt tử cung. Những cơn co bóp mạnh của tử cung sẽ tống tháo các chất dư thừa (sản dịch và máu cục) ra ngoài cơ thể mẹ. Quá trình này bắt đầu ngay sau khi sinh và kết thúc trong vòng 4 đến 6 tuần. Các cơn đau tử cung xảy ra thường xuyên hơn ở người con rạ, càng đẻ nhiều lần càng đau vì cơ tử cung yếu dần sau những lần sinh nở, tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục và sản dịch ra ngoài.

1387249830-1

Khi sinh đã đau, sau khi sinh các bà mẹ vẫn bị những cơn đâu hành hạ. 

3. Những vết sẹo mãi chẳng lành

Các mẹ bầu luôn phải đối mặt với những vế rạn da chằng chịt bắt đầu xuất hiện từ tháng đầu tiên của thai kỳ. Nhiều người thường truyền tai nhau những biện pháp chống rạn da khi mang thai, tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng thoát khỏi các vết rạn này. Sau khi sinh, các vết rạn có thể không mờ đi mà để lại một làn da không mịn màng như thời con gái cho các bà mẹ.

AAEAAQAAAAAAAAkhAAAAJDZiNDQ3ZTZlLThmMWYtNDMwYy05NzhkLTUzY2U5YjZjNjg5Yg

 Vết sẹo mổ khi sinh khiến nhiều bà mẹ giảm bớt sự tự tin vào cơ thể mình.

Những mẹ sinh mổ còn phải đối mặt với một vấn đề đó là những vết sẹo mổ trên bụng. Nếu không chăm sóc đúng cách, vết mổ đó có thể trở thành một vết sẹo lồi xấu xí khiến người phụ nữ tự ti về cơ thể của chính mình. Các bà mẹ có thể sử dụng các loại thuốc mỡ làm mờ sẹo nhưng chỉ áp dụng sau khi vết mổ lành sau 6 tuần.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link