Sơ cứu người say rượu đúng cách và nhanh nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra

( PHUNUTODAY ) - Sơ cứu người say rượu đúng cách và nhanh nhất để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra - ai cũng cần biết để dùng khi cần nhất là trong dịp tết âm lịch Đinh Dậu 2017.

Bia rượu là thức uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan… Tuy nhiên cũng có có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cơ thể rơi vào trạng thái say, làm cho cuộc vui nhanh tàn. Và khi say rượu nó còn rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, chính vì thế để muốn bảo vệ chính mình khỏi bị say thì dưới đây là vài cách giải rượu nhanh, hiệu quả cao có thể giúp bạn chống say một cách hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng tỉnh táo, cũng như cách sơ cứu người say rượu đúng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

 

Cách giải rượu nhanh

Cà chua: đây cũng là 1 loại quả có chưa nhiều các nguyên tố có lợi như cali, canxi, natri… có giúp bạn bổ sung cho cơ thể các nguyên tố đã bị mất trong lúc say và bị nôn.

Gừng tươi: Lấy 60gram gừng tươi thái lát nhỏ, đun sôi với 1 chút nước + 1 chút mật ong sẽ giúp hóa giải nhanh chất cồn có trong người, giúp bạn giải rượu tốt.

Chè xanh: Trong chè xanh có chứa chất axit tanic giúp khử chất cồn có trong có thể. Chính vì thế khi bị say bạn nên uống 1 cốc chè xanh nóng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

Nằm nghiêng khi say rượu

Theo BS Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp, bằng cách cho bệnh nhân nằm cao đầu và nằm nghiêng sang một bên.

“Tốt nhất là nằm nghiêng sang bên phải. Đây là tư thế nghiêng an toàn, có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân bị nôn”, BS Nguyên hướng dẫn.

Tư thế này cũng giúp dạ dày uốn cong, thức ăn trong dạ dày không bị kích thích, nôn ra ngoài. Trong khi để bệnh nhân nằm nghiêng, cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, tránh bị hôn mê mà không biết.

Nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng hoặc thức ăn chứa tinh bột như ngô, khoai, sắn, hoặc sữa, đường... nhằm tránh hạ đường huyết.

Nếu bệnh nhân không tỉnh, nói ú ớ không rõ từ hoặc có dấu hiệu nặng không biết, thở nhanh và thở sâu, tím tái, chân tay lạnh… thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Trường hợp bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị... cần phải đưa tới bệnh viện khám.

Phải luôn chú ý ủ ấm cho bệnh nhân, đặc biệt khi trời rét. Tuyệt đối không cho người bệnh tự điều khiển xe cộ hay lao động… dễ gây ra các tai nạn đáng tiếc.

Tác giả: Ngọc Lê