Những người tuyệt đối không ăn su hào
- Người bị bệnh tuyến giáp
Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Cho nên những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp không nên bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn.
- Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào ăn sống sẽ giữ được hàm lượng các dưỡng chất cao hơn, tuy nhiên với những người khó tiêu hóa nó có thể gây đau bụng. Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp.
Một số bài thuốc từ su hào
Tiêu đờm: Thân hoặc lá su hào rửa sạch cắt miếng. Cho dầu vừng vào xào rồi nấu làm canh. Ăn ngày 1-2 lần. Hoặc su hào bỏ vỏ giã nát, thêm mật ong. Khi ăn kết hợp uống với nước đã đun sôi.
Miệng khô, khát nước: Su hào cắt miếng, giã nát, cho thêm đường trộn và nước đun sôi, dùng ăn sống.
Tiêu nhọt: Su hào đem giã nát nhừ đắp vào chỗ đau. Hoặc su hào giã nát, vắt lấy nước để uống.
Cách chọn và mua su hào
- Nên chọn những củ có kích thước từ trung bình đến nhỏ, có nhiều lá non vì su hào non thường ngọt và mềm hơn.
- Lựa chọn những củ còn nguyên vẹn, màu sắc tự nhiên, tươi, cầm chắc và nặng tay, không giập hoặc nứt vỏ, không héo úa, không có mùi vị lạ.
- Hạn chế lựa chọn những củ có màu sắc quá mỡ màng, vỏ láng bóng, tươi một cách bất thường vì có thể chúng đã hấp thụ một lượng đáng kể hóa chất bảo vệ thực vật và thuốc kích thích tăng trưởng.
Tác giả: Mộc
-
Ngô Phương Lan khoe con gái chuẩn gen hoa hậu, nhưng CĐM lại bất ngờ vì điều này
-
3 con giáp càng đi xa quê hương càng phát tài, sự nghiệp viên mãn
-
Bằng Kiều phản ứng lạ khi tình cũ Dương Mỹ Linh công khai bạn trai mới
-
Muốn được gặp quý nhân, hưởng phúc suốt đời hãy sửa tướng theo những cách cổ nhân truyền lại dưới đây
-
3 sai lầm khi ăn dưa cà, ăn một miếng giảm thọ 1 năm, nhất là loại thứ 2 nhiều người yêu thích