Công dụng của rau muống đối với sức khỏe
Theo Đông y, rau muống có tác dụng giải cảm nắn, bù nước, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu nhanh, làm mát máu, nhuận tràng, thông tiện. Trong sách “Nam phương thảo bản trạng” (Trung Quốc) ghi rằng, rau muống có tác dụng chữa bệnh không kém gì dược liệu.
Theo các chuyên gia, việc ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.
Trong rau muống, đặc biệt là rau muống tía có chứa một hợp chất có tác dụng tương tự như insulin – hormone giúp điều trị tiểu đường.
Các nhà khoa học Philipin cũng đã công nhận công dụng đặc biệt của rau muống trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Các nghiên cứu của Phillipin xác nhận rằng, trong loại rau muống tía có chứa một hợp chất có tác dụng tương tự như insulin. Trong khi nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Rau muống tía vì thế đã trở thành “bảo bối” giúp người mắc bệnh tiểu đường bổ sung insulin và cân bằng được sự chuyển hóa đường trong máu.
Ngoài ra, rau muống còn giúp giảm lượng cholesterol tự nhiên, giảm mỡ máu. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng trầm trọng của các biến chứng tiểu đường. Rau muống có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: acid amin, vitamin B1, canxi, sắt, photpho, lignin, vitamin PP, vitamin C… Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol. Trên cơ sở đó, giúp giảm mỡ máu cho người tiểu đường.
Rau muống còn có tác dụng giảm huyết áp. Đối với những người cao huyết áp nên ăn nhiều loại rau này. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng nhất định đối với tim mạch. Người mắc bệnh tim mạch nên ăn nhiều rau muống. Nên chọn mua rau còn tươi thì hàm lượng nước và giá trị dinh dưỡng mới cao.
Bên cạnh đó, thường xuyên ăn rau muống sẽ có tác dụng giảm mỡ máu do loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin PP, vitamin C có tác dụng làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu. Đối với những người mỡ máu cao khi ăn rau muống nên giảm bớt hấp thụ các thực phẩm thịt để tránh không đạt hiệu quả mong muốn.
Với những người có tâm trạng bất ổn nên thường xuyên ăn rau muống giúp giảm sự xáo trộn của hệ thần kinh, kiểm soát được tâm trạng. Bởi trong rau muống có chứa nhiều Kali. Khoáng chất này thúc đẩy protein phục hồi những tổ chức bị phá vỡ một cách hiệu quả. Ngoài ra, Kali còn giúp bảo vệ trung khu thần kinh không bị tổn thương. Vì vậy thường xuyên ăn rau muống có thể bảo vệ hệ thống thần kinh.
3 cách chế biến món rau muống thành vị thuốc
1. Rau muống + Râu ngô = Giảm lượng đường trong máu
Người có thói quen ăn đồ ngọt nhiều, người có thể trạng hấp thụ nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh đường huyết. Món ăn này có thể giúp bạn cải thiện lượng đường trong máu một cách an toàn, đơn giản.
Chọn rau muống tươi, nhặt lấy phần thân khoảng 60g, râu ngô 30g, thêm nước vừa đủ nấu thành món canh. Chắt nước canh để uống, 2-3 lần một ngày. Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả.
2. Rau muống + Trứng gà = Hạ huyết áp
Những người bị bệnh huyết áp cao nên nấu rau muống cùng với trứng gà.
Rau muống nhặt rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Trứng đập ra bát, đánh nhuyễn cùng chút gia vị. Làm nóng chảo với chút dầu mỡ, xào trứng vừa vón thành khuôn (chưa chín hẳn) thì cho rau muống vào xào. Rau chín thì thêm chút gia vị và ăn khi nóng ấm.
3. Rau muống + Thịt gà = Giảm hấp thụ Cholesterol
Người mắc bệnh mỡ máu cao, tỉ lệ cholesterol trong cơ thể cao hoặc thể trạng dễ hấp thụ cholesterol là đối tượng được khuyến cáo nên ăn nhiều hơn món này.
Rau muống rửa sạch cắt khúc vừa ăn, thịt gà thái mỏng. Cho dầu vào chảo nóng vừa, thêm ít tỏi băm phi thơm, xào thịt gà nhanh tay trên lửa to vừa, khi thịt gà gần chín thì cho chút gia vị đảo đều. Tiếp tục thêm rau muống vào xào. Rau chín, thêm chút gia vị rồi ăn nóng ấm.
Lưu ý, những người có bệnh sau chớ ăn rau muống:
– Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút và các bệnh viêm nhiễm đường tiết liệu do sỏi thận, huyết áp cao không nên ăn nhiều muống.
– Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
– Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục tránh ăn rau muống để không bị sẹo.