Tại sao khi hoàng đến tắm phi tần không được phục vụ? Nếu phục vụ sẽ có "cảnh nóng" xảy ra?

( PHUNUTODAY ) - Dù trong hậu cung của Hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ và cung nữ nhưng họ không phụ trách công việc tắm rửa của nhà vua. Vậy nhiệm vụ này được người nào trong cung phụ trách?

Dù trong hậu cung của Hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ và cung nữ nhưng họ không phụ trách công việc tắm rửa của nhà vua. Vậy nhiệm vụ này được người nào trong cung phụ trách?

Khi Hoàng đế tắm, ai sẽ là người phục vụ?

Theo ghi chép, những người hầu hạ Hoàng đế tắm rửa thường là thái giám chứ không phải phi tần hay cung nữ. Nguyên nhân do xuất phát từ việc họ có thể lợi dụng nhan sắc và các thủ đoạn để quyến rũ Hoàng đế khi đi tắm.

Nếu may mắn, các cung nữ, phi tần đó có thể sẽ có thể mang thai, được nhà vua ban thưởng và sắc phong địa vị cao trong hậu cung. Điều này sẽ có thể gây ra "cuộc chiến" trong cung khi nhiều cung nữ, phi tần đều muốn có cơ hội hầu hạ nhà vua khi đi tắm để có cơ hội đổi đời.

Ngoài ra sức khỏe của Hoàng đế luôn được vô số người quan tâm. Đặc biệt, khi Hoàng đế vì ham mê sắc dục mà bỏ bê việc triều chính thì bất luận là quan đại thần hay chốn hậu cung đều sẽ có người lên tiếng phản đối. Không những vậy, sức khỏe của Hoàng đế sẽ tổn hại không nhỏ do thường xuyên có các "cuộc vui".

Từ thời nhà Hán đến nhà Tùy và nhà Đường, với sự hoàn thiện dần của hệ thống triều đình, sự phân chia trách nhiệm của nội cung bắt đầu tương đối tinh vi, và do đó các bộ phận chuyên phục vụ Hoàng đế bắt đầu xuất hiện. Trước thời Tần và Hán, hầu hết các thái giám và cung nữ đều phục vụ việc tắm rửa của Hoàng đế.

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, hệ thống quan chức nữ được bắt chước trong các triều đại nhà Đường và nhà Tống. Vào 2 thời đại này, Hoàng đế thường được tháp tùng bởi một thái giám riêng, nhưng điều này không có nghĩa là cung nữ không được hầu hạ Hoàng đế. Những việc như dọn dẹp giường và gấp chăn bông thường do người những cung nữ phụ trách.

Nếu Hoàng đế cảm thấy mệt mỏi trong người cần người đấm bóp thì công việc này sẽ được giao cho hai hoặc ba cung nữ được đào tạo một cách chuyên nghiệp đảm trách. Sở dĩ, cần tới nhiều người như vậy là để những cung nữ này có thể giám sát lẫn nhau. Khi ấy, không cung nữ nào có cơ hội mê hoặc, quyến rũ, thậm chí là ám sát nhà vua.

Thêm nữa, các thái giám cũng đứng hầu bên ngoài nên cung nữ không thể có hành động vượt quá các quy định trong cung. Nếu vi phạm cung quy thì cung nữ sẽ đối mặt với những hình phạt nặng như đòn roi, thậm chí là xử tử.

Phi tần tắm rửa xa hoa, tốn kém

Trong ấn tượng của hậu thế, các phi tần, mỹ nữ hậu vốn là những người được hưởng cuộc sống xa hoa, sung sướng với vô số người hầu kẻ hạ. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ đức lang quân của họ chính là Hoàng đế - người nắm giữ mọi của cải trong thiên hạ.

Theo Sina, vào cuối thời nhà Thanh, mặc dù cục diện trong nước có nhiều bất ổn, thế nhưng cuộc sống của các nương nương trong Tử Cấm Thành vẫn chẳng kém xa hoa hơn những giai đoạn thịnh trị là bao. Và những giai thoại ít biết về chuyện tắm rửa của phi tần Thanh cung dưới đây chính là minh chứng cho điều này.

Tôn Diệu Đình - thái giám cuối cùng của Trung Quốc miêu tả: "Phi tử hậu cung có cuộc sống cực kỳ xa hoa, ngay cả tắm rửa cũng chưa bao giờ phải tự mình động tay, từ việc cởi quần áo cho tới lúc bước chân vào bồn tắm đều do các cung nữ, thái giám hầu hạ.

Trong quá trình tắm rửa, cung nhân không chỉ cần phục vụ cẩn thận mà còn phải quỳ để bày tỏ sự cung kính. Bởi vì thời gian tắm rửa của các phi tần thường kéo dài rất lâu, cho nên đối với cung nữ, thái giám mà nói, mỗi lần hầu hạ những vị chủ tử này đi tắm đều hết sức khổ sở".

Tác giả: Vũ Thêm