Người xưa quan niệm nhà không có bậc tam cấp ở trước cửa, để sân bằng với nền nhà là một đại kỵ. Chính vì thế cho tới ngày nay những ngôi nhà mặt đất vẫn được kiến trúc sư xây thêm bậc tam cấp.
Ý nghĩa của bậc tam cấp
Bậc tam cấp không chỉ là thẩm mỹ mà còn là nét phong thủy tài vận của ngôi nhà. Mặc dù không có bậc tam cấp thì chuyện lên xuống đi lại có thể dễ dàng hơn, đặc biệt khi mà cần đẩy xe vào trong nhà. Nhưng đó lại là điều đại kỵ trong phong thủy. Bởi theo quan niệm xưa ma quỷ không đi được qua bậc này mà chỉ đi dạng lướt thẳng. Thế nên nếu không xây bậc tam cấp mà để sân bằng với nhà là sẽ tạo thuận lợi cho ma quỷ tràn vào quấy phá môi trường sống làm giảm dương khí khiến gia chủ gặp bệnh tật, bị quấy phá khó ở, gia đình lục đục. Bậc tam cấp là ranh giới phân chia giữa phần ngoài sân và trong nhà. Không có bậc tam cấp tức không có ranh giới rõ ràng.
Người xưa thường làm nền cao hơn mặt sân, mặt đường nên nếu không có bậc tam cấp sẽ khó di chuyển vào nhà.
Do đó đến nay bậc tam cấp vẫn là nét phong thủy không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa ở mặt đất. Gia chủ muốn sức khỏe, muốn tài lộc hanh thông phải chú ý xây bậc tam cấp cho đúng.
Bậc tam cấp như nào cho hợp phong thủy?
Gọi là tam cấp nhưng thực chất có nhà xây 5 bậc, 7 bậc, 9 bậc tùy theo kích thước chiều cao từ sân lên mặt sàn nhà. Nhưng gọi tam cấp là tuân thủ theo Thiên - Địa - Nhân và Sinh - lão -bệnh - tử. Chính vì thế dù chọn số mấy thì phải đảm bảo tuân theo quy luật này.
Chính vì thế đại kỵ bậc tam cấp theo số chẵn 2-4-6... bởi vì số lẻ là dương tức là sinh, số chẵn là âm tức là chết. Thế nên bậc tam cấp sẽ xây theo số lẻ. Trong đó 3 bậc là hợp phong thủy nhất. 3 bậc tức là Thiên - địa - nhân thể hiện sự hài hòa của âm dương ngũ hành, 5 bậc là Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Các công trình tôn giáo thì thường xây 7 hoặc 9 bậc để thể hiện sự trang nghiêm.
Theo quy luật Sinh lão bệnh tử thì sân là sinh, bậc 1 là lão, bậc 2 là bệnh bậc 3 là tử và nền nhà là sinh, ý là tạo sự thịnh vượng trường tồn cho gia chủ.
Nếu xây số bậc tam cấp theo số chẵn là khiến gia chủ rước họa tai ương, sức khỏe lao đao tiền tài không tới, hậu vận đen đủi. Do đó cần tuyệt đối tránh xây số bậc tam cấp theo số chẵn, và cũng tuyệt đối để mặt nhà bằng mặt sân không có tam cấp vào nhà. Trong một số gia đình khi xây tam cấp không để ý phong thủy thì sau đó có thể hóa giải bằng việc xây thêm bậc giả hoặc phá bậc tính lại chiều cao để chia lại số bậc tam cấp. Chiều cao và rộng của từng bậc tam cấp cũng cần được tính toán cho hợp lý vào số lẻ, tránh vào số tử.
Bởi thế gia chủ nên chú ý khi xây nhà để tính toán số bậc và chiều cao bậc tam cấp sao cho vừa hợp thẩm mỹ, vừa phù hợp với quy luật vật lý bước chân vừa đảm bảo phong thủy cho gia đình.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Có nên trồng cây Đinh Lăng trong nhà không?
-
Tuổi đại kỵ với cây Lưỡi Hổ: Trồng 1 cây cũng đủ lụi bại, làm ăn chật vật vẫn thiếu tiền
-
Ngày Rằm, mùng 1 mua thứ này bỏ vào ví cả tháng hút lộc: May mắn hơn đốt tiền giấy, vàng mã
-
Điện thoại của bạn có dấu hiệu này thì chắc chắn đã bị cài nghe lén, gỡ ngay kẻo thiệt thân
-
Tại sao người già tiết kiệm tiền đầy túi, trong khi người trẻ nợ nần triền miên? Chuyên gia đưa ra lý do