Trăm nghe không bằng một thấy, đọc ngàn cuốn sách không bằng đi ngàn dặm, đi ngàn dặm không bằng gặp vô số người. Ấn Độ là quốc gia sở hữu những nền văn hóa đặc trưng không lẫn với bất kỳ nước nào. Đặt chân đến đây du lịch, nhiều du khách phải ngỡ ngàng vì những thứ khó tin nhưng lại hoàn toàn có thật. Bạn có biết sự thật, phụ nữ Ấn Độ không bao giờ lau bằng khăn giấy sau khi đi vệ sinh?
Tại sao phụ nữ Ấn Độ không bao giờ sử dụng toilet giấy?
Các quốc gia khác nhau có thói quen và phong tục sống khác nhau. Vì thế khi đi du lịch đến những nơi khác, ban đầu bạn đương nhiên sẽ cảm thấy khó chịu. Nhiều bạn bè từng đi du lịch Ấn Độ đã chứng kiến tình trạng này, đó là phụ nữ địa phương không bao giờ dùng giấy sau khi đi vệ sinh. Trên thực tế, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do Ấn Độ là quốc gia có nền văn hóa tôn giáo rất mạnh mẽ.
Nhưng thói quen của họ thật khó hiểu, và đó cũng là điều khó chấp nhận nhất đối với nhiều du khách khi du lịch Ấn Độ. Nguyên nhân bởi nhà vệ sinh là nơi rất bẩn đối với người Ấn Độ, nhưng giấy vệ sinh tượng trưng cho sự tinh khiết nên trong mắt người Ấn Độ, giấy vệ sinh không được phép bỏ vào bồn cầu.
Vậy sau khi đi vệ sinh họ lau mông như thế nào? Trên thực tế, giải pháp của họ là dùng tay trái để giải quyết vấn đề, dùng tay rồi rửa sạch. Nhìn thấy điều này, nhiều người đã từng đến Ấn Độ có lẽ sẽ tiếc nuối một điều, đó là có thể sẽ bắt tay nhau khi gặp những con người nồng hậu ở Ấn Độ. Nhưng đây là những điều bình thường ở địa phương.
Tuy nhiên, ở Ấn Độ, đối với một số người có điều kiện gia đình khá hơn, sẽ có một chiếc vòi bên cạnh nhà vệ sinh của họ. Ống này được sử dụng để làm sạch sau khi đi vệ sinh.
Những điều kỳ lạ chỉ có ở Ấn Độ
+ Ngọn đồi gây ảo ảnh
Đồi Từ Tính (The Magnetic Hill) ở Ladakh, Ấn Độ nổi tiếng với những ảo ảnh quang học khiến xe cộ qua lại cảm giác như mình đang… leo lên dốc dù thực chất là đang đi xuống.
+ Bò phải có chứng minh thư
Ở bang Tây Bengal, những con bò bắt buộc phải có chứng minh thư. Biện pháp này được thông qua nhằm ngăn chặn nạn buôn lậu gia súc và bảo vệ động vật.
+ Ngôi làng không khóa cửa
Tất cả nhà ở ngôi làng Shani Shingnapur thuộc thị trấn Nevasa, bang Maharashtra, Ấn Độ đều không có cửa hay khoá. Những người dân ở đây khẳng định rằng không có bất kỳ vụ trộm cắp nào trong làng suốt nhiều thế kỷ qua.
Thậm chí, đây còn được xem là 1 truyền thống bắt buộc được người dân ở đây tôn trọng, ngay cả những tòa nhà mới xây dù hiện đại đến mấy cũng không được lắp cửa hoặc khóa.
+ Bưu điện nổi duy nhất trên thế giới
Bưu điện nổi duy nhất trên thế giới nằm lênh đênh trên hồ Dal ở Srinagar, Ấn Độ. Nó được khánh thành vào năm 2011 và thường được người dân địa phương tìm đến để gửi thư.
+ Bức tượng cao nhất thế giới
Ấn Độ giữ kỷ lục sở hữu bức tượng lớn nhất thế giới với chiều cao 182 m và được biết đến với tên gọi là bức tượng của sự thống nhất. Bức tượng này tượng trưng cho nhà lãnh đạo phong trào độc lập Ấn Độ là Sardar Vallabhbhai Patel, thường được gọi là Sardar Patel.
+ Ngành công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới
Chắc chắn ai cũng nghĩ Hollywood là ngành điện ảnh lớn nhất thế giới, nhưng bạn đã nhầm rồi. Vị trí đó thuộc về Bollywood - ngành công nghiệp điện ảnh tiếng Hindu của Ấn Độ có trụ sở tại Mumbai. Vào năm 2012, nó đã vượt xa những sản phẩm do Hollywood sản xuất. Thuật ngữ Bollywood có nguồn gốc từ sự hợp nhất của 2 tên tuổi nổi tiếng khác là Bombay và Hollywood.
+ Đàn ông nắm tay nhau nơi công cộng
Ở Ấn Độ người ta thường thấy đàn ông nắm tay nhau trên đường phố. Ở một số quốc gia, điều này được coi là dấu hiệu của xu hướng giới tính thứ 3, nhưng ở Ấn Độ nó lại là dấu hiệu của tình bạn thân thiết. Tuy nhiên, tình cảm nam nữ ở Ấn Độ lại không được phép thể hiện nhiều giữa chốn công cộng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
5 kiểu áo ‘cứu cánh’ cho nàng U30: Trẻ trung, thanh lịch và sang trọng
-
Phụ nữ đến độ tuổi nào "háo hức", hứng thú với đàn ông nhất?
-
3 loại nước là 'kho collagen', phụ nữ nên uống mỗi ngày để căng mịn, trắng hồng
-
"Đàn ông ưỡn ngực, phụ nữ cúi đầu, gia đình không giàu sang cũng phú quý", vì sao vậy?
-
4 điều khiến người phụ nữ trở thành vượng phu, ích tử, tích phúc đức cho con