Sau khi trẻ đi tiêm chủng về
Các mẹ biết đó, tại chỗ tiêm bao giờ cũng sẽ có một lỗ nhỏ và cần thời gian để khít lại. Một số mẹ ở quá sạch, sợ con ra ngoài bụi bẩn hoặc phòng con sốt sau tiêm nên cho con đi tắm ngay. Vô hình trung, nếu nước tắm chưa được chuẩn bị kỹ, vi khuẩn có thể qua lỗ nhỏ ở chỗ tiêm mà xâm nhập vào cơ thể và tấn công bé, gây phản ứng sưng đỏ và đơ cứng. Do đó, sau khi tiêm, tốt nhất mẹ đừng nên tắm cho bé ngay nhé!
Trẻ tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên
Một số bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, người có mùi nên mẹ cho đi tắm để phòng người bẩn, sinh thêm bệnh. Động thái cực kỳ cẩn thận này của mẹ lại vô hình trung khiến trẻ có thể bị nhiễm nước và bệnh chồng bệnh. Lý do là vì khi bị tiêu chảy, bé bị thiếu nước, mất sức, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là nhiễm trùng tiêu hóa khiến bé ói mửa liên tục. Nếu tắm vào lúc này sẽ rủi ro cao hơn. Tốt nhất, nên cho bé nằm phòng thoáng mát, lau mình sạch sẽ hàng ngày tại các vị trí đầu, cổ, b.ẹ.n và rửa tay chân sau mỗi lần đi ngoài.
Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm
Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ thì khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.
Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ
Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo, tuy nhiên cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh, trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tắm ngay sau khi vận động
Trẻ nhỏ nô đùa bên ngoài và về nhà trong bộ dạng mướt mải mồ hôi, khắp người bốc lên mùi hôi khó tả dễ khiến cho mẹ thấy khó chịu, tuy nhiên mẹ cũng cần chờ con khô hẳn mồ hôi, hết mệt rồi mới đưa con đi tắm. Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ bị ốm. Do sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể bé ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động mẹ mới đưa bé đi tắm.
Tắm ngay khi vừa ăn no
Nếu được tắm ngay khi vừa ăn no, các mạch máu trong cơ thể bé sẽ giãn nở, tăng lưu lượng máu qua da nhiều hơn, do đó làm giảm khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng. Chưa kể, nguy cơ trúng thực, nôn ói sau khi tắm trong lúc bụng no căng có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm. Tốt nhất, nên tắm cho bé trước bữa ăn hoặc nếu sau khi ăn phải cách ít nhất 2 tiếng.
Trẻ sốt quá cao
Thấy con sốt cao, để hạ sốt nhanh, nhiều mẹ cho bé vào ngâm mình trong bồn nước để hạ nhiệt. Thế nhưng, các mẹ nên nhớ cách làm này chỉ được dùng khi có bác sĩ theo dõi và chỉ định. Lý do là vì các mẹ không thể biết chính xác nhiệt độ nước cần thiết cho sức khỏe của bé trong thời điểm hiện tại. Hơn thế, mẹ cũng có thể quên cách làm này chỉ được áp dụng trong một căn phòng kín gió. Nếu sơ ý tắm bé khi sốt kèm theo ớn lạnh, nguy cơ co giật sẽ và tăng nhiệt sẽ đặt bé vào nguy hiểm khôn lường. Ngoài ra, đối với những bé cơ địa yếu, có thể dẫn tới phong hàn và sốt tái sốt.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Khi con chào đời bé có dấu hiệu này là bạn đã sinh ra thần đồng mà không hay
-
Sốt xuất huyết ở người lớn khi có dấu hiệu này tới viện ngay đừng nhầm với cảm cúm mất mạng như chơi
-
Mẹ chỉ cần cho bé ăn món này buổi sáng con sẽ thông minh, nhớ lâu như thần đồng, lười ăn mấy cũng lớn
-
Đây là nguyên nhân vì sao dù bơ đắt cỡ nào bạn cũng nên bỏ tiền mua về cho cả gia đình ăn
-
Sốc: Mới 19 tuổi bị ung thư vú bởi thói quen quá nửa người Việt mắc