Ở triều đại phong kiến, các thái giám tuy là một chức quan trong cung nhưng thực chất họ lại không hề biết chữ. Mặc dù không biết chữ nhưng trong những bộ phim truyền hình chúng ta vẫn thấy họ là người đi truyền thánh chỉ một cách lưu loát, mạch lạc, lý do vì đâu?
Các thái giám thời xưa thường không biết chữ, vì sao vẫn đọc được thánh chỉ?
Trong nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thấy cảnh thái giám mở thánh chỉ của Hoàng thượng, sau đó đọc "Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu chỉ…". Trong thực tế, sự thực không hoàn toàn như vậy.
Thái giám tuy là một chức quan trong cung nhưng xét về bản chất các thái giám thời xưa đa số đều là những người có xuất thân thấp hèn. Những người này vì muốn được ăn no mặc ấm mà chấp nhận vào cung để tịnh thân làm thái giám. Vì vậy, họ không có cơ hội được đi học. Ngay cả khi vào cung làm việc cho hoàng đế và hậu cung, thái giám cũng không được phép học hành hay can dự vào các chuyện triều chính. Vậy nên, phần lớn thái giám không biết chữ.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc cổ đại, nhóm hoạn quan hầu hết đều mù chữ nhưng không có nghĩa là tất cả đều mù chữ. Những thái giám được giao nhiệm vụ đọc thánh chỉ thường là những người biết một ít chữ. Những hoạn quan này từng được gia đình cho đi học một thời gian trước khi nhập cung. Vì vậy, họ biết đọc, viết những chữ đơn giản.
Nếu là những mệnh lệnh, ý chỉ của hoàng đế để giải quyết những việc cá nhân thì sẽ lệnh trực tiếp cho những thái giám chứ không qua những thánh chỉ đã được chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, do các thái giám đã hầu hạ hoàng đế một thời gian dài, nên sẽ hiểu được rõ được những ý định của hoàng đế. Vì vậy, đôi khi những ý chỉ của Hoàng đế không cần viết quá nhiều nhưng các thái giám không biết chữ vẫn có thể truyền đạt tốt.
Còn đối với những chiếu chỉ để giải quyết sự kiện quan trọng của đất nước thì đều sẽ có các quan đại thần trong triều đảm nhận xử lý và truyền đạt. Do đó, các thái giám sẽ không phải đảm nhận việc đọc những thánh chỉ quá khó hoặc vượt khả năng đọc của họ. Thái giám ở Trung Quốc thời phong kiến chủ yếu đọc những thánh chỉ có nội dung đơn giản như liên quan đến những vấn đề nhỏ trong Hoàng tộc hoặc hậu cung.
Thái giám xưa vẫn sống rất thọ dù cơ thể khiếm khuyết?
Ở Trung Quốc thời phong kiến, thái giám thường hầu hạ hoàng đế và các phi tần. Dù công việc vất vả, thậm chí có thể bị xử tội bất cứ lúc nào nhưng đa số hoạn quan sống rất thọ.
Trước khi nhập cung, họ trải qua quá trình tịnh thân đau đớn khiến họ không còn khả năng sinh con nối dõi. Những người cam chịu trở thành hoạn quan thường là những tội phạm cam chịu tịnh thân nhằm giảm tội hoặc vào cung làm thái giám để có chút bổng lộc hàng tháng rồi gửi về chăm lo cho gia đình nghèo khổ. Khi hầu hạ hoàng đế và các phi tần, thái giám phải tuân thủ các quy định, luật lệ để chủ nhân thoải mái, hài lòng nhất. Nếu phạm lỗi thì họ có thể bị phạt, thậm chí là giết chết.
Do đó, số phận của thái giám phụ thuộc vào mọi quyết định của chủ nhân. Xuất phát từ điều này, họ luôn cố gắng làm hài lòng nhà vua, các cung phi để có cuộc sống bình an chốn hậu cung. Dù làm các công việc nặng nhọc, vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nhưng phần lớn thái giám sống rất thọ. Thậm chí, một số nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy hoạn quan sống thọ hơn cả hoàng đế, quan lại. Tuổi thọ trung bình của thái giám là khoảng 70 tuổi. Trong khi đó, con số này ở nam giới bình thường cùng thời là khoảng 56 tuổi. Trước sự việc này, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra cách lý giải. Họ cho rằng có 2 nguyên nhân khiến thái giám có tuổi thọ cao hơn nhóm đối tượng còn lại.
Trong đó, một nguyên nhân đến từ việc tịnh thân của thái giám. Việc trở thành "bán nam bán nữ" khiến hệ miễn dịch của hoạn quan có sự thay đổi. Do không còn khả năng sinh con nối dõi nên hoạn quan không mất tinh khí. Nguồn tinh khí này đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Khi sở hữu tinh khí dồi dào, hoạn quan sẽ sống thọ hơn.
Nguyên nhân thứ hai được cho là đến từ công việc của hoạn quan. Dù làm công việc tay chân nặng nhọc vất vả nhưng họ chỉ khổ cực về mặt thể chất.
Trái lại, hoàng đế, quan lại chịu áp lực tinh thần lớn do phải suy tính các chuyện trọng đại, liên quan đến sự hưng thịnh của một triều đại, đấu đá tranh giành quyền lực... Điều này khiến vua chúa, quan lại thường sống với áp lực công việc ngày càng lớn, gây tổn hại đến sức khỏe. Theo đó, tuổi thọ của họ sẽ giảm đi.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Rán đậu đừng thả ngay vào chảo, thêm 1 thứ đậu phồng xốp, vàng giòn nức mũi
-
Sự thật đằng sau việc nghệ sĩ lưu ánh Loan sợ cười
-
Cung nữ thời xưa ban ngày phục vụ hoàng đế, ban đêm hầu hạ thái giám: Ban đêm họ "hầu hạ" gì?
-
Ngắm nhìn Park Min Young lên đồ mùa thu đông chị em sẽ có ngay loạt ý tưởng mặc đẹp
-
Vì sao Phò mã nhà Thanh phải làm chuyện "vợ chồng" trước với cung nữ thì mới được cưới công chúa?