Cung nữ thời xưa ban ngày phục vụ hoàng đế, ban đêm hầu hạ thái giám: Ban đêm họ "hầu hạ" gì?

12:29, Thứ sáu 24/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người nghĩ rằng nhập cung làm cung nữ là cách đổi đời tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế lại vô cùng khổ, ban ngày phục vụ hoàng đế, ban đêm hầu hạ thái giám.

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc xưa, địa vị của người phụ nữ vô cùng thấp kém, cuộc sống khổ sở. Nhiều người nghĩ rằng nhập cung làm cung nữ là cách đổi đời tốt nhất. Tuy nhiên, hiện thực tàn nhẫn chứ không long lanh như trong mơ, cuộc sống cung nữ thời xưa vô cùng khổ, ban ngày phục vụ hoàng đế, ban đêm hầu hạ thái giám.

Vỡ mộng giấc mơ đổi đời khi vào cung làm cung nữ

Người phụ nữ xưa nghĩ vào cung làm cung nữ sẽ giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Họ tin rằng vào trong cung các cung nữ có công việc nhẹ nhàng với mức lương bổng cao. Sau này, khi về già, cung nữ có thể xin ra khỏi cung để trở lại cuộc sống bình thường.

Thực tế thì cuộc sống của các cung nữ sống trong cung khổ không thể kể hết. Phụ nữ muốn nhập cung làm cung nữ trước tiên phải trải qua khâu tuyển chọn gắt gao. Họ bị xét từ ngoại hình, kiểm tra cơ thể, mùi cơ thể và rất nhiều thứ khác mới được chọn. Cung nữ mới vào cung chịu sự dạy bảo, rèn giũa từ việc đi đứng, trang điểm, chải đầu, đến cả việc ăn, ngủ. Tất cả đều có quy định nghiêm khắc, chặt chẽ. Ví dụ như thời nhà Thanh có quy định, cung nữ khi ngủ không được ngửa mặt lên trời mà buộc phải nằm nghiêng, co chân lại, hay thường xuyên phải đọc "nữ huấn" hay "nữ giáo kinh". Tất cả sự chỉ dạy này đều đến từ các cung nữ già.

cung-nu-1

Ở trong cung, họ không những không có tự do, mà họ phải tuân thủ vô số phép tắc, quy định. Nếu khiến chủ tử không vui, họ sẽ bị mắng chửi, đánh đập. Nói cho cùng, cung nữ chính là nhóm người có thân phận thấp nhất trong cung. Công việc hàng ngày của họ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các họ là phục vụ hoàng thượng và các hậu phi.

Không chỉ hầu hạ các bậc vua chúa, phi tần, cung nữ mới vào còn phải phục vụ các cung nữ già tất cả công việc cá nhân hàng ngày như rửa mặt, chải đầu, rửa chân, tắm táp. Ban đêm cung cữ cũng không được một giấc ngủ ngon. Họ phải hầu hạ thái giám để xây dựng môi quan hệ tốt, tránh bị trừng phạt.

Họ lựa chọn mối quan hệ "đối thực" với các thái giám để khỏa lấp đi nỗi cô đơn lạnh lẽo chốn thâm cung. Mối quan hệ "đối thực" chỉ đơn giản là cùng nhau ăn cơm chứ không ngủ chung.

Cung nữ ngày ngày vẫn phải hầu hạ chủ nhân, tối về hầu hạ thái giám. May mắn lấy được người chồng tốt, còn không họ sẽ là nơi trút giận, bất mãn, bực tức trong người chồng mình. Xuyên suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, dường như đa số cung nữ gả cho thái giám đều có kết cục bi thảm.

Sau khi rời khỏi kinh thành, các cung nữ thời xưa sẽ đi về đâu?

cung-nu-2

Theo quy định của triều đại nhà Thanh, cung nữ khi ở trong cung đến 25 tuổi thì có thể xin xuất cung, trở về quê để sống như những người phụ nữ bình thường khác khi có thể lấy chồng và sinh con. Dưới đây là 4 con đường chính.

- Thứ nhất, làm tiểu thiếp

Vào thời phong kiến, bến đỗ tốt nhất mà một người phụ nữ hướng đến chính là tìm được một người đàn ông tốt để kết hôn. Các cung nữ cũng mong muốn như vậy. Tuy nhiên, các cung nữ khi xuất cung lại có nhược điểm chí mạng, đó chính là lớn tuổi.

Khi xuất cung, tuổi của các cung nữ đã bước qua 25. Trong khi đó, theo quan niệm thời phong kiến, những cô gái trên 18 tuổi mà chưa kết hôn hoặc sinh con đã được coi là "quá lứa lỡ thì". Chính vì với tuổi tác đã lớn, nên các cung nữ sau khi xuất cung rất khó tìm được người chồng phù hợp. Thay vào đó, có không ít cung nữ chấp nhận làm tiểu thiếp (hay vợ lẽ) cho những người đàn ông lớn tuổi.

- Thứ hai, các cung nữ xin làm người hầu trong những gia đình giàu có và quyền quý

Vì từng phục vụ nhiều năm trong cung nên các cung nữ thường rất am hiểu về lễ nghi, làm được nhiều việc. Hơn nữa, lương bổng của những người hầu trong gia đình giàu có cũng không ít. Tuy nhiên, không phải cung nữ nào cũng có may mắn được làm người hầu trong các gia đình danh gia vọng tộc này.

- Thứ ba, xuất gia làm ni cô, nương nhờ cửa Phật đến cuối đời

Sau khi xuất cung, một số cung nữ không về quê vì không có nhà cửa, đất đai hay tài sản dư dả. Họ lựa chọn xuất gia thành ni cô, tụng kinh niệm Phật, sau khi trải qua cuộc sống khắc nghiệt trong hậu cung nhiều năm. Phần lớn những cung nữ này lựa chọn như vậy vì họ đã lớn tuổi, sức khỏe giảm sút, không thể lấy chồng và sinh con được nữa.

- Thứ tư, vô tình lưu lạc tới chốn thanh lâu

Một số cung nữ sau khi xuất cung, do nhiều năm không được ra ngoài nên kinh nghiệm sống gần như không có. Do đó, họ có thể bị buôn bán hoặc bị ép vào thanh lâu. Một khi sa chân vào thanh lâu thì những cung nữ này rất khó có thể quay đầu lại. Đây cũng là một bi kịch đáng thương nhất đối với các cung nữ sau khi rời khỏi kinh thành hoa lệ.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm