Đến tuần tuổi thứ 10, thai nhi phát triển như thế nào?
Nếu các mẹ nghĩ mới chưa đầy 3 tháng mà bé yêu đã biết cựa quậy thì thật là buồn cười. Nhưng trên thực tế thì đúng là như vậy đấy. Nhưng tại sao thai nhi lại có thể ngọ nguậy trong 10 tuần đầu của thai kỳ? Sự phát triển của thai nhi đến đâu? chúng ta hãy cùng xem nhé.
Thai nhi đã phát triển như thế nào ở tuần thứ 10 của thai kỳ?
Chiều dài và kích thước của thai nhi:
Thai nhi đến tuần thứ 10 có chiều dài tính từ chóp tới mông vào khoảng 30 mm. Phần thân bây giờ sẽ chiếm hơn một nửa chiều dài cơ thể bé. Đuôi sẽ biến mất hoàn toàn vào cuối tuần này và cổ sẽ bắt đầu phát triển.
Sự phát triển của đôi mắt, lưỡi:
Đôi mắt của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh từ tuần thứ 8 và tiếp tục hoàn thiện trong tuần này. Mí mắt cũng hình thành xung quanh 2 mắt.
Lưỡi cũng sẽ phát triển nhanh và dần đi vào quá trình hoàn thiện trong tuần này, đồng thời răng chồi cũng bắt đầu xuất hiện trong xương hàm.
Xuất hiện những vận động trong cơ thể mẹ:
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triến như thế nào trong bụng mẹ? |
Đến tuần này, thai nhi không ngừng vận động: đá, trườn, vặn và xoay người. Tuy vậy, bé còn rất nhỏ và tử cung của bạn còn nằm trên đỉnh khung chậu, bạn vẫn chưa thể cảm nhận rõ sự chuyển động cuả bé.
Tủy sống cuả bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu. Đây là những tế bào kháng thể giúp bé khoẻ mạnh và tăng trưởng tốt.
Sự hoàn thiện của cuống nhau:
Cuống nhau cũng phát huy vai trò cuả nó trong việc lọc khí oxy và các chất dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sự phát triển cuả thai nhi.
Ruột bắt đầu đi vào “hoạt động”:
Ruột bé bắt đầu thực hành các hoạt động co giãn nhằm giúp bé tiêu hoá tốt sau khi bé được sinh ra. Những chuyển động đầu tiên cuả ruột đánh dấu một bước quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bé.
Não bộ:
Não bộ sẽ có kết nối với các cơ bắp và dây thần kinh, cho phép em bé có thể hoạt động bằng cách di chuyển chân tay và nuốt chất lỏng. Không chỉ vậy, nếu bạn không muốn làm tổn thương lâu dài đến sự phát triển trí não thì hãy tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất có cồn khác. Đây cũng là thời điểm tuyến yên bắt đầu làm việc và sản sinh ra hocmôn cần thiết cho cơ thể.
Tim thai:
Trái tim đập ở tốc độ 180 lần một phút – tốc độ lớn hơn rất nhiều so với cơ thể trưởng thành.
Sự tách biệt hoàn toàn của các ngón và tóc:
Các ngón tay và ngón chân sẽ hoàn tất và trở nên hoàn toàn tách biệt vào cuối tuần thứ 10, đồng thời tóc cũng có thể bắt đầu xuất hiện. Tinh hoàn hay buồng trứng đang phát triển trong tuần này, tuy nhiên việc xác định giới tính của bé vẫn còn quá sớm vào lúc này.
Những điều mẹ bầu cần phải biết trong tuần thứ 10
1. Hãy đề phòng bệnh táo bón
Đây là một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt khi thai nhi càng lớn dần. Vì vậy mẹ cần lên phải lên một thực đơn giàu dinh dưỡng cũng như có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Cách chữa trị: Để giảm triệu chứng táo bón thì các mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, trái cây tươi, trái cây sấy khô, rau và củ quả và đặc biệt là uống nhiều nước, khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
2. Vẫn có thể xuất hiện những cơn ốm nghén
Thông thường thì mẹ bầu chỉ ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do vậy nếu mẹ bầu vẫn có những triệu chứng ốm nghén thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì những cơn ốm nghén ấy sẽ nhanh qua. Các mẹ bầu cũng nên để một ít đồ ăn vặt phòng ngừa những cơn ốm nghén xảy ra nhé.
3. Hãy thường xuyên vận động phù hợp
Mẹ cũng cần biết, vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Vì vậy mẹ nên tập luyện thể thao thường xuyên nhưng lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm toát mồ hôi sau tập. Nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé các mẹ nhé.
4. Hãy chú ý tư thế ngồi
Dù mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, mẹ nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi.
>Cách hạn chế ợ nóng khi mang thai (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Loại bỏ chứng ợ nóng khi mang thai với những bước sau. |
>Bà bầu có nên ngâm chân không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Một nghiên cứu cho thấy, khi ngâm chân sẽ giúp cho việc lưu thông máu tốt hơn, nhưng liệu bà bầu có nên ngâm chân và nó có tác dụng gì? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi