Thai nhi 37 tuần tuổi như thế nào?
Thai nhi 37 tuần tuổi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…
Thai nhi 37 tuần tuổi như thế nào?
Từ tuần 36 tới tuần 37, thai nhi có mức tăng cân nặng không đáng kể, khoảng 100gr. Theo đó, thai nhi 37 tuần tuổi nặng khoảng 2,9kg và dài 49cm. Não vẫn tiếp tục phát triển, các dây thần kinh vẫn không ngừng phát triển các liên kết. Đó là lý do nhiều chuyên gia khuyên, giai đoạn này mẹ nên thường xuyên cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe để kích thích các dây thần kinh, giúp não bộ thai nhi phát triển và thông minh hơn.
Thai nhi 37 tuần tuổi như thế nào? |
Ở tuần này, thai nhi có những thay đổi nhất định để sẵn sàng cho việc chào đời. Trong đó, bé sẽ tập thở nhiều hơn, phổi phát triển cũng hoàn thiện để đảm bảo khi thai nhi chào đời ở tuần này, bé không cần phải sử dụng máy trợ thở.
Thai nhi 37 tuần tuổi như thế nào?
Ở tuần này, mẹ sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt ở cơ thể đó là sự nhức mỏi lưng, tay, chân và khó di chuyện hơn rất nhiều. Thậm chí, một số mẹ còn cảm thấy có những cơn gò giả và cơn đau tử cung. Đây cũng là thời điểm mẹ không biết khi nào sẽ sinh và các cơn đau thường đến bất chợt, mẹ có thể sinh sớm hơn so với ngày dự sinh.
Về cân nặng, mẹ có thể không tăng cân trong khoảng thời gian này. Các thay đổi về ngoại hình cũng rõ ràng, bà bầu sẽ thấy mình mọc lông rậm hơn ở phần mặt, lưng, đầu ngực, bụng (chúng sẽ biến mất sau khi sinh).
Trong tuần 37, tâm sinh lý bà bầu cũng thay đổi nhiều như lo lắng nhiều hơn, cảm thấy luôn khó chịu và mệt mỏi. Một phần do thai nhi lớn chèn ép vào khung xương chậu, bàng quang, tử cung, một phần do tâm lý bà bầu cảm thấy lo lắng, bồn chồn vì không biết khi nào sẽ sinh.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi 37 tuần tuổi?
Đây là thời gian mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn để sẵn sàng chào đón con yêu. Hãy tạm gác bỏ lại công việc, mua sắm và chuẩn bị đồ sơ sinh, đồ mang theo vào bệnh viện, tìm hiểu các thông tin nuôi dạy trẻ từ sơ sinh tới khi trưởng thành.
Nếu không có người chăm sóc sau sinh hãy tìm hiểu các dịch vụ chăm sóc bà đẻ sau sinh, giúp việc theo giờ hoặc theo tháng, các loại thực phẩm dành cho bà đẻ sau sinh để nhiều sữa, chống hậu sản…
Bên cạnh đó, nếu bà bầu sinh vào mùa hè hãy đừng quên duy trì thói quen bơi để thư giãn, làm mềm cổ tử cung và dễ sinh hơn. Thường xuyên thăm khám ở các tuần cuối thai kỳ, nhờ vậy bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn trước khi sinh. Nếu cảm thấy đau chân tay, lưng, mệt mỏi đừng quên nhờ chồng massage giúp mẹ thư giãn, đây cũng là thời gian bạn cần được sự quan tâm và chia sẻ từ chồng.
>Thai nhi 10 tuần tuổi như thế nào? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thai nhi trong bụng mẹ đã đến tháng thứ 3 của thai kỳ. Nhưng các mẹ bầu có muốn biết đến tuần tuổi thứ 10, thai nhi sẽ phát triển như thế nào? |
Tác giả: Nông Thị Thuyết