Thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thấm thoát mà đã hết tháng thứ 3 của thai kỳ. Cho đến lúc này, dường như thai nhi đang trên đà phát triển và dần hoàn thiện các bộ phận.

Đến tuần tuổi thứ 12 thai nhi thay đổi như thế nào?

Bất kỳ sự thay đổi nào hay chỉ đơn giản là cử động của thai nhi diễn ra trong cơ thể của mẹ đều là một niềm vui đối với các mẹ. Vậy chúng ta hãy cùng thử xem những sự biến đổi đến kỳ diệu của thai nhi ở tuần thứ 12 của thai kỳ nào.

Sự hình thành và phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 của thai kỳ

Kích thước của cơ thể thai nhi:

Đến thời điểm này, thai nhi sẽ dài khoảng 6 cm từ đầu đến mông. Các đặc điểm khuôn mặt của thai nhi đã trở nên rõ nét hơn.

Sự hình thành mí mắt của thai nhi:

Mô tả ảnh.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 của thai kỳ

Đôi mắt đã di chuyển đến vị trí cố định cuối cùng. Không chỉ vậy, tuần này, mí mắt của em bé mặc dù đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn rất nhạy cảm với bất cứ thứ gì có thể gây khó chịu. Bé cũng có thể đang mọc tóc.

Cổ của thai nhi được phân định rõ:

Bây giờ, cổ của bé bây giờ đã phát triển rõ hơn, nối giữa đầu và ngực, thay vì cái đầu nhỏ xíu gần như gắn liền với ngực như trước đây. Cằm của bé nhô ra hơn.

Tim thai:

Nhịp tim của bé lúc này nhanh hơn khoảng gấp đôi nhịp tim của mẹ. Khi siêu âm, bạn sẽ có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập đều đặn này.

Xuất hiện những cử động:

Tại tuần thứ 12, thai nhi sẽ có những cử động trên khuôn mặt như cau mày, nheo mắt. Thai nhi vẫn còn nhấp nháy bên trong tử cung mẹ, có những động tác nhảy bất ngờ mà bạn sẽ không thể nhận thức được.

Mỗi khi bạn được bác sĩ hay chuyên gia y tế thăm khám và sờ vào bụng thì bên trong sẽ di chuyển vòng quanh để tránh những cú đụng chạm hay thúc chọc nhẹ đó.

Sự phát triển của trí não:

Các mẹ có biết, thời điểm mang thai từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 18 của thai kỳ là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí não.

Các bộ phận gan, tuyến tụy đi vào hoạt động:

Cho đến bây giờ, tất cả các bộ phận trên cơ thể bé đã có đầy đủ chức năng, với gan đã có thể tạo mật, tuyến tụy có thể tạo ra insulin và thận đã có thể tạo nước tiểu. Các cơ bắp ở hệ thống tiêu hóa bắt đầu có thể co bóp.

Hình thành hệ xương và cơ:

Bộ xương và các cơ bắp được hình thành, cùng với đó móng tay, móng chân cũng mọc ra. Ở giai đoạn này, bộ xương được cấu tạo từ sụn - một loại mô rắn chắc nhưng linh hoạt - nhưng đến bây giờ, nó sẽ bắt đầu phát triển thành xương cứng. Các bộ phận sinh dục cũng đang được hình thành và hoàn thiện.

Nhau thai đang làm tốt nhiệm vụ của mình

Vào tuần 12 của thai kỳ, nhau thai đã phát triển hoàn toàn, đảm đương nhiệm vụ truyền dẫn khí oxy và máu từ cơ thể mẹ tới phôi thai, đồng thời cũng dẫn các chất thải của thai nhi ra ngoài cơ thể mẹ để được xử lý. Nhau thai cũng đảm đương được việc sản xuất hóc-môn - thứ mà trước đó được tạo ra bởi hoàng thể.

Đến tuần thứ 12 của thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gì?

Những thực phẩm giàu vitamin B6: Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 có thể là “liều thuốc” cứu cánh cho các mẹ khỏi những cơn buồn nôn, nôn ói rất có thể sẽ đạt đỉnh điểm ở những tuần cuối tháng thứ 3 này.  những thực phẩm giàu vitamin B6 mẹ bầu không nên bỏ qua như hoa quả họ nhà cam, quýt, trứng, các loại rau lá xanh, khoai tây…

Trái cây tươi:Trái cây tươi chính là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin, nước và chất xơ cũng như chất chống oxy hóa tự nhiên… rất tốt cho mẹ bầu bị ốm nghén.

Thịt: Mẹ bầu cũng đừng ngần ngại bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày, chỉ cần lưu ý ăn thịt được chế biến chín kỹ là được. Những loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá… là nguồn cung cấp khoáng chất, protein… rất có lợi cho mẹ bầuthai nhi.

Sữa: Bởi trong sữa tiệt trùng chứa nhiều canxi, khoáng chất nên mẹ chớ bỏ qua mỗi ngày, do vậy mà sữa rất cần thiết cho cả thai kỳ của mẹ bầu cũng như thời gian cho con bú.

Mẹ bầu không nên ăn gì ở tuần thứ 12 của thai kỳ?

Đồ ăn được chế biến sẵn hay thức ăn nhanh: Mẹ bầu hãy nên loại bỏ những loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh mì kẹp thịt, pizza, gà chiên rán… nghe có vẻ hấp dẫn nhưng rất có thể không đảm bảo vệ sinh và gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho mẹ bầuthai nhi.

Nói không với đồ hải sản tái, sống: Nguyên nhân là do trong hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao và đồ ăn được chế biến tái, sống không bao giờ được khuyến khích dành cho mẹ bầu.

Sữa chưa tiệt trùng: Mẹ bầu có biết, bất cứ loại sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng đều có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại cho sự phát triển của em bé.

Bà bầu uống sữa được không?
Bà bầu uống sữa được không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tổ chức USDA gợi ý bà bầu nên uống 3 cốc sữa hoặc các sản phẩm khác làm từ sữa mỗi ngày.
Mang thai 8 tháng uống nước dừa được không?
Mang thai 8 tháng uống nước dừa được không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nước dừa luôn là thực phẩm vàng cho các mẹ bầu, nhưng liệu mang thai 8 tháng uống nước dừa được không, các mẹ thử xem nhé!
Theo:  khoevadep.com.vn copy link