Thai nhi mấy tháng bắt đầu tập đạp

( PHUNUTODAY ) - Mang thai là thiên chức và cũng là niềm hạnh phúc của các bà mẹ. Theo dõi thai máy là một yêu cầu quan trọng dành cho các mẹ bầu để nắm được tình hình sức khỏe thai nhi. Hãy cùng giải đáp thắc mắc “khi nào thai biết đạp” các mẹ nhé.

 Bất kì người mẹ nào cũng mong chờ cảm nhận được thai máy bởi đó là một dấu hiệu của sự phát triển bình thường. Tập đạp có thể coi là một trong những dấu hiệu của thai máy. Đây là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như : đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…

Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn. Bởi khí này các cơ bắp của con bắt đầu phát triển, đòi hỏi phải được vận động.

Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,…

Thai nhi bắt đầu đạp khi nào?

Thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để người mẹ cảm nhận được. Trung bình là khoảng sau 20 tuần thai thì dấu hiệu này trở nên rõ ràng hơn.

Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 24-25 tuần. Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.

Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống.

Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.

Thai bắt đầu đạp ở vị trí nào và như thế nào?

Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ.

Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.

Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.

Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng.

Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.

Lời khuyên

Các mẹ nên theo dõi sát sao việc đạp của thai nhi. Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…

Nên gọi điện cho bác sĩ nếu :

  • Con bạn không đá khoảng 10 lần trong 2 giờ.
  • Giảm sự chuyển động đáng kể.
  • Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.

Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.

Tác giả: NTNL