Thai nhi đến tuần thứ 19 như thế nào?
Thai nhi đã chia rõ ngón, đã có dấu vân tay và bắt đầu biết mút tay là những biểu hiện của một thai nhi đang phát triển rất “nhanh” cùng với những sự phát triển của nhịp tim, mạch máu và các chức năng khác. Nhưng các mẹ bầu có biết đến tuần thứ 19, thao nhi sẽ có những sự thay đổi như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 19 của thai kỳ?
Kích thước và sự phát triển của thai nhi:
Bạn có thể nhận thấy sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 19 này. Hiện tại, thai nhi sẽ có kích thước bằng quả chuối. Trọng lượng của bé vào khoảng 240 gram, khá nhỏ nhưng sẽ còn tăng lên khá nhiều nữa đấy.
Sự phát triển của não bộ:
Đến tuần thứ 19, não bộ và các cơ của bé đã phối hợp với nhau, có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên và bất chừng hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Ví dụ như khi bạn nằm ở một tư thế đặc biệt mà bé không thích, bạn sẽ cảm thấy bé vặn vẹo để tìm không gian phù hợp.
Sự phối hợp giữa các bộ phận tiêu hóa được thiết lập:
Các mẹ có biết thai nhi ở tuần thứ 19 trông như thế nào không? |
Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
Sự hình thành của răng:
Bắt đầu từ tuần này, các mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé. Nhau thai với nhiệm vụ lọc các chất sẽ chấp nhận fluoride nếu lượng hấp thu ở mức an toàn.
Sự xuất hiện của tóc:
Đến tuần này, chân tay con đã trở về đúng vị trí, cân đối với cơ thể hơn và thận tiếp tục sản xuất nước tiểu. Đặc biệt, tóc của bé đang mọc mỗi ngày một nhiều hơn.
Cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi thế nào ở tuần 19?
Sự xuất hiện những vết nám ồ ạt:
Nhan sắc bị thay đổi cũng là một trong những nguyên do khiến nhiều bà bầu "tá hỏa". Thay vì một làn da sáng mịn của mình trong khi mang bầu bỗng lấm tấm vết nám, tàn nhang trên trán, má và cả môi nữa.
Đối với tình trạng này thì các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nhé, bởi nó sẽ sớm mất đi sau khi sinh. Nguyên nhân của những hiện tượng thâm nám này là do sự gia tăng hormone estrogen trong thai kì mà thôi.
Trên cơ thể xuất hiện những vùng da sẫm màu:
Nếu chỉ có nám tấn công mà các mẹ đã thấy “hốt” thì đến khi trên cơ thể các mẹ bầu sẽ thấy vùng da gáy, nách, bẹn bị thâm lại hoặc dày lên, thì các mẹ bầu cũng đừng lo lắng quá nhé. Chúng cũng là kết quả của sự gia tăng sắc tố tạm thời. Ngoài ra, nhũ hoa, âm hộ cũng... "chịu chung cảnh ngộ" này.
Tăng cân:
Việc tăng cân ở các mẹ bầu là điều đáng hiểu, bởi mẹ bầu đây chỉ tăng cân cho mình mà còn cho cả thai nhi nữa đấy nhé. Ở tuần này, các bà bầu đã bắt đầu tăng cân nhiều hơn.
Dù tăng cân là dấu hiệu tốt, tuy nhiên các mẹ hãy cố gắng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để không tăng cân nhanh quá vì những tháng cuối thai kì vẫn sự tiếp tục tăng cân đấy mẹ bầu nhé.
Mái tóc dày mượt hơn:
Nếu như những tuần trước, mẹ bầu lo lắng vì tóc của mình rụng nhiều thì đến tuần thứ 19 này, mẹ bầu hãy hết lo lắng nhé. Nguyên nhân khiến tóc dài và mượt hơn là do sự thay đổi hormone còn tác động đến mái tóc khá nhiều vào giai đoạn này, khiến chúng rụng ít đi và dày, mượt hơn.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý các mẹ bầu hãy tranh thủ tận hưởng đi nhé, vì khi sinh xong tóc sẽ rụng như trút đấy các mẹ. Một số trường hợp tóc của mẹ bầu lại khô, xơ rối hơn nhiều - điều này cũng hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng. Mọi sự cân bằng sẽ trở lại sau khi em bé ra đời.
>Mang thai mấy tháng thì thai máy? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Theo dõi thai máy là một yêu cầu quan trọng dành cho các mẹ bầu để nắm được tình hình sức khỏe thai nhi. Vậy mang thai mấy tháng thì thai máy? |
>Mang thai tháng thứ mấy thì bị xuống máu chân? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Xuống máu chân là một hiện tượng sinh lý gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Vậy mang thai tháng thứ mấy thì bị xuống máu chân? |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi