Thai nhi tuần thứ 15 như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Đến tháng thứ 5 của thai kỳ, đến giai đoạn này thai nhi gần như đã hoàn thiện cơ thể. Nhưng thai nhi còn phát triển như thế nào nữa?

Thai nhi tuần thứ 15 như thế nào?

Mới thế mà thai nhi đã bước sang tháng thứ 2 của kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Đến tuần thứ 15 này, bụng mẹ bầu bắt đầu to hơn và cũng cảm nhận được rõ sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15 này nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 15 của thai kỳ

Kích thước của thai nhi:

Vào tuần thứ 15 này, các mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi đang phát triển một cách nhanh chóng. Chỉ trong hai tuần vừa rồi, trọng lượng của bé đã tăng gấp đôi, và chiều dài tính từ đầu đến mông giờ đã được khoảng 10,1 cm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, thai nhi còn rất gầy, da kéo căng trên cơ thể bé nhỏ. Làn da vẫn còn mờ mờ trong, có thể nhìn thấy các mạch máu phía bên trong.

Chân:

Ở giai đoạn này, dường như đôi chân của bé có vẻ như không cân xứng lắm với phần còn lại của cơ thể. Chân dài hơn tay, có thể gập lại ở đầu gối và mắt cá. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để giúp xương phát triển, vì vậy, bạn hãy nhớ bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của mình.

Xác định rõ được giới tính của thai nhi:

Sự phát triển diệu kỳ của thai nhi ở tuần thứ 15 của thai kỳ.

Do đã đến tuần thứ 15 của thai kỳ nên bạn có thể nhận biết được giới tính của thai nhi thông qua siêu âm. Nếu đó là một bé gái, buồng trứng sẽ chứa tất cả số lượng trứng mà bé sẽ có trong suốt cuộc đời mình, khoảng 3 triệu trứng. Nếu đó là một bé trai, thì hai tinh hoàn vẫn còn nằm ở vị trí cao phía trên bụng. Trên ngực của thai nhi lúc này cũng bắt đầu thấy xuất hiện các núm vú bé xíu.

Xuất hiện những cử chỉ trên khuôn mặt và bắt đầu có những cử động tập cơ:

Thai nhi của bạn thông qua siêu âm có thể ngáp hay những cử động làm nhăn và duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn còn ngủ rất nhiều nhưng cũng có những khoảng thời gian di chuyển và thực hiện các cử động tập cơ.

Các dấu vân tay rõ rét qua từng tuần:

Các vân tay của bé cũng bắt đầu hình thành trong giai đoạn này. Không một ai có dấu vân tay trùng với nhau, và đó thật sự là những dấu hiệu độc đáo để phân biệt em bé của bạn với bất kỳ người nào khác.

Tai:

Dù đến tuần thứ 15 nhưng có vẻ tai của em bé có thể vẫn đang ở vị trí khá thấp trên đầu, nhưng không lâu nữa đâu, đôi tai sẽ di chuyển đến vị trí cuối cùng. Tai bé bây giờ đã có thể hoạt động - những điều đầu tiên bé có thể nghe được là tiếng ồn từ hệ tiêu hóa của mẹ, tiếng tim mẹ đập, giọng nói của mẹ và một cách không rõ ràng những tiếng ồn từ bên ngoài cơ thể mẹ. Mặc dù đôi mắt em bé vẫn chưa mở ra, thai nhi có thể cảm nhận được ánh sáng từ thế giới bên ngoài.

Cơ thể mẹ phát triển như thế nào?

- Qua 15 tuần, cơ thể mẹ bắt đầu to dần ra. Và tính cách của mẹ thay đổi nhanh chóng, sớm nắng chiều mưa với nhiều lí do, không chỉ do việc thay đổi hoóc-môn.

- Việc mang bầu cũng làm cho mẹ bầu  bầu thường mắc tính hay quên và không thể tập trung vào một vấn đề nào đó.

- Cơ thể xuất hiện hững mệt mỏi và lo âu về việc mang thai hình thành chứng hay quên ở thời kỳ đầu khi mang thai, nhưng những tác nhân vật lý thay đổi trong bộ não mẹ sẽ là nguyên nhân cho những triệu chứng sau này.

- Trong thời gian mang thai, tóc mẹ bầu sẽ rụng một chút trong quá trình mang thai, vậy nên tóc mẹ sẽ nhiều hơn bởi những sợi tóc rụng bị vướng lại. Việc này cũng xảy ra với lông mi và lông mày của mẹ. Dù sao, một vài tuần sau khi sinh, mẹ sẽ phát hiện hàng sợi tóc bị mất khi gội đầu. Đừng hoảng loạn - mẹ sẽ không bị hói bởi đó chỉ là những sợi tóc thừa chưa rụng hẳn trong quá trình mang thai. Tóc sẽ phục hồi lại như trạng thái trước khi mang thai.

- Mẹ bầu sẽ xuất hiện triệu chứng bị tắc hoặc khó thở và thậm chí cả chảy máu cam, đặc biệt là sau quý mang thai đầu tiên. Điều này đôi khi liên quan tới chứng bệnh viêm mũi trong quá trình mang bầu.

- Đôi khi mẹ bầu còn phát hiện lợi của mình cũng sẽ bị chảy máu do điều này khi đánh răng.

- Nhiệt độ thân nhiệt của mẹ bầu sẽ nóng hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên rất nhiều nên có thể làm cho bạn cảm thấy nóng và da ửng đỏ, cho dù thời tiết có đang mát lạnh.

- Sự xuất hiện ở những tĩnh mạch ở chân cũng xuất hiện rõ hơn, và chân sẽ bị đau nếu đứng lâu.

- Móng tay của các mẹ lúc này có thể trông hơi lạ. Nhiều bà bầu thấy móng tay mình trở nên giòn hơn, yếu và dễ bong ra. Sơn trên chất làm cứng móng tay sẽ không có hại gì cho bạn hay em bé, chỉ cần bạn làm việc đó ở một nơi thoáng khí, vì như vậy bạn sẽ không phải hít vào mùi sơn với nồng độ đậm đặc.

Mẹ bầu nên ứng phó với những thay đổi của cơ thể như thế nào?

-Do thân nhiệt của mẹ bầu nóng hơn bình thường do vậy, nếu mẹ bị chảy máu mũi, ngả người về phía trước và kẹp mũi lại, ngay phía trên lỗ mũi, từ 10 đến 15 phút. Khi nghiêng về phía trước như thế, máu sẽ thoát ra từ miệng hoặc mũi của mẹ bầu.

- Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để tăng cường sự tuần hoàn máu khi mẹ ngủ. Từ tháng thứ tư hoặc thứ năm, nằm ngửa hoặc nằm sấp sẽ khiến tử cung bị đè nén và giảm lượng máu truyền tới thai nhi. Việc này cũng khiến tĩnh mạch chủ ở phía dưới bị nén - đây là một mạch máu lớn ở phía bên phải trong cơ thể giúp tiếp nhận máu từ đôi chân. Đặt gối phía sau và giữa hai chân có thể giúp mẹ cảm thấy thoải mái, hoặc mẹ có thể đặt may một chiếc gối bầu riêng nếu muốn.

- Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống hợp lý, tránh những loại đồ uống hay đồ ăn không có lợi cho thai nhi.

- Mẹ bầu cũng nên chú ý việc lên lịch hẹn với các bác sĩ để có thể đi khám và siêu âm thai nhi

>Con đạp ít khi mang thai có sao không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi đang mang thai hiện tượng con đạp (máy) ít khiến các bà mẹ không khỏi lo lắng. Vậy con đạp ít khi mang thai có sao không? Tốt hay xấu?
>8 dấu hiệu cực nguy hiểm bà bầu không được coi thường
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nếu mẹ gặp bất cứ triệu chứng nào dưới đây, hãy lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm soát tình hình vì rất có thể bé con trong bụng đang "bất ổn" đấy!

Tác giả: Trần Thị Hà Nhi