Thai nhi đến tuần thứ 23 phát triển như thế nào?
Giờ đây, cả cơ thể bé yêu đang hoạt động rất tốt với các chức năng như của một người bình thường. Bé yêu có thể nuốt nước ối và các hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình để cơ thể dần thích nghi với những sự thay đổi này. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cũng nên cẩn thận với những chiêu “kungfu” của các bé yêu đang tập luyện ở trong bụng đấy nhé.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 của thai kỳ
Sự phát triển của hệ hô hấp:
Đến tuần này, lỗ mũi của em bé đã thông, nghĩa là chúng không còn đóng như trước đây. Có những thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh. Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Tư thế nằm của thai nhi:
Em bé của bạn có thể nằm theo tư thế ngồi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn.
Nếu không nằm thẳng thì thai nhi có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo tử cung của bạn. Vào giai đoạn này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 của thai nhi |
Trung bình thai nhi sẽ có nhịp tim nhanh gấp đôi bà mẹ. Bạn sẽ có cảm giác vô cùng an tâm khi lắng nghe nhịp đập liên hồi đó.
Nếu các mje bầu muốn theo dõi thai nhi thì có thể mua bộ dụng cụ nghe tim thai tại gia, để họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé. Điều này là không cần thiết nếu thai kỳ khỏe mạnh và có nguy cơ thấp.
Các giác quan phát triển mạnh:
Đây cũng chính là tuần đánh dấu sự phát triển của giác quan trong cơ thể bé. Nếu có thể, hãy bật nhạc lên và lắc lư theo giai điệu. Những giác quan của bé đã có thể cảm nhận được điệu nhảy của mẹ rồi đấy.
Kích thước thai nhi:
Đến thời điểm hiện tại, thai nhi đã được 23 tuần tuổi đã dài khoảng 28cm và nặng hơn 450gr, bằng kích cỡ của một trái xoài bự.
Những chuyển động của thai nhi:
Nếu để ý một chút thì mẹ bầu cũng có thể nhìn thấy những chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi cũng đang phát triển để chuẩn bị cho quá trình hít thở của bé. Hơn thế nữa, tai của bé đã cực kì nhạy cảm với âm thanh để sẵn sàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi gì?
Chân thường bị sưng phù:
Đối với các mẹ bầu khi mang thai thì thông thường, mắt cá chân và bàn chân của mẹ có dấu hiệu sưng phồng trong thời gian sắp tới, nhất là vào thời điểm cuối ngày hay trong những ngày nóng nực.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng phù chân khi mang thai là do sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu có thể dẫn đến hiện tượng trữ nước.
Thường đi tiểu nhiều và ra nhiều mồ hôi:
Việc cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh khiến mẹ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh con.
Ngoài ra các mẹ cũng nên cố gắng nằm nghiêng sang bên trái, kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước và tránh nằm hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài.
Mẹ bầu cũng nên chú ý việc tập thể dục nữa nhé:
Việc dành một chút thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục để hỗ trợ sự lưu thông máu trong cơ thể. Hơn thế nữa, các mẹ cũng nên chọn mua những đôi giày rộng, thoải mái hơn.
Hãy chăm sóc tốt nhất cho bản thân bằng một chế độ ăn uống khoa học:
Nếu mẹ bầu nghĩ rằng uống ít nước sẽ làm giảm tình trạng sưng tấy mẹ thì các mẹ đã nhầm rồi nhé. Vì trên thực tế cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai. Phù chân ở một mức độ nào đó là bình thường, nhưng nếu sưng quá mức lại có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu các mẹ bầu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn thì các mẹ nên đến gặp các bác sĩ để được chữa trị nhé.
Ngoài ra việc có một chế độ ăn uống cho bà bầu hợp lý, thường xuyên bổ sung những hợp chất từ vitamin và các khoáng chất là việc mà các mẹ không thể bỏ qua đâu nhé.
Xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng?
Các mẹ có biết, lợi của các mẹ đang làm việc "ngoài giờ" để hỗ trợ răng và hệ xương bao quanh. Bạn cũng có thể phát hiện thấy lợi của mình bị sưng hoặc viêm. Nhớ đánh răng mỗi ngày ít nhất hai lần và dùng chỉ nha khoa vào ban đêm.
Tuy nhiên, hiện tượng lợi bị chảy máu là dấu hiệu cho thấy cần phải đánh răng nhiều hơn chứ không phải ít đi. Hãy nhớ rằng bạn nên hẹn gặp nha sĩ ít nhất 2 lần trong suốt thai kỳ.
Luôn trong tình trạng đói:
Đến tuần thì 23, các mẹ luôn có cảm giác bạn không bao giờ no và luôn thèm ăn một thứ gì đó. Nếu các mẹ gặp phải tình huống này thì các mẹ hãy nhớ rằng bánh quy và bánh ngọt có thể hấp dẫn nhưng không tốt cho bạn hay em bé của bạn. Hãy chọn bánh mì làm từ 100% bột lúa mì nguyên hạt, bánh nướng xốp, thức uống từ sữa và ngũ cốc loại tốt nhúng trong sữa phủ thêm ít trái cây.
>Dấu hiệu mang thai thể hiện trên khuôn mặt chị em phụ nữ (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dựa vào những sự thay đổi trên khuôn mặt chị em phụ nữ là bạn có thể nhận biết các dấu hiệu đang mang thai. |
>Mẹ bầu, dại gì mà không ăn mận? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ai cũng nghĩ ăn mận sẽ rất nóng, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Nhưng thực tế, thì lại hoàn toàn ngược lại đấy. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi