Thai nhi đến tuần thứ 24 phát triển như thế nào?
Càng những tuần về sau, bé yêu của các mẹ như có khả năng làm cho các mẹ bầu bật cười bởi những hình ảnh đáng yêu được chụp lại. Bé có thể đột nhiên làm mặt xấu, hay mắt nhắm tịt rồi mút tay,… vậy các mẹ còn có muốn biết bé yêu trong bụng mẹ đang phát triển như thế nào không?
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 24 của thai kỳ
Kích thước của thai nhi:
Đến tuần thứ 24, em bé của bạn ở tuần này chỉ mới chừng bảy lạng. Thai nhi vẫn là một khối nhỏ chắc chắn, và dù chân tay đã có thể duỗi ra, hầu hết thời gian em bé vẫn co người lại, gấp hết cả chân lên và bàn chân thì ép vào mông.
Không chỉ vậy, thai nhi của bạn dài hơn, và cơ thể cũng đã có nhiều mỡ hơn. Lớp mỡ này sẽ bảo vệ em bé trong quá trình được đưa ra khỏi cơ thể mẹ.
Sự phát triển của mắt và mí mắt:
Các mẹ có biết về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 24 của thai kỳ |
Mắt của thai nhi bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Em bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ.
Thai nhi “hoạt động” nhiều hơn trong bụng mẹ:
Bắt đầu từ tuần thứ 24, thai nhi bắt đầu có nhiều cử động. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
Tuy nhiên, đến thời điểm này thì thai nhi đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch" vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu.
Một sự hình thành nữa từ não bộ và phổi:
Các mẹ có biết đến tuần thứ 24. não bộ và các gai vị giác phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi bé đang hình thành các nhánh hô hấp, các tế bào đã bắt đầu sản xuất surfactant giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra thì đến tuần thứ 24, thai nhi vẫn chưa hình thành lớp da mà bây giờ mới chỉ là màng mỏng bao bọc quanh cơ thể của bé.
Mẹ bầu nên và không nên làm gì ở tuần thứ 24?
1. Cơ thể mẹ bầu cần phải bổ sung rất nhiều nước để tránh bị táo bón
Nguyên nhân là do ở giai đoạn này của thai kỳ, tử cung của bạn nằm phía trên bàng quang, kích thước quá lớn của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bạn bị mất nước và đi vệ sinh nhiều hơn. Đôi khi còn có sự rò rỉ nước tiểu. Tuy nhiên, các mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa nước tiểu và nước ối rò rỉ ở âm đạo, nếu thấy nước rỉ ra âm đạo liên tục thì bạn cần đến gặp bác sỹ ngay lập tức.
Không chỉ vậy, nếu cơ thể mẹ uống đủ nước thì sẽ ngăn ngừa chứng: Đau đầu, chuột rút, nhiễm trùng tiểu, sưng phù. Ngoài bổ sung nước, bạn cũng cần tăng cường ăn thêm rau quả, bổ sung chất xơ để tránh hiện tượng táo bón nữa các mẹ bầu nhé.
2. Hãy bổ sung thêm sắt cho cơ thể mẹ bầu:
Thiếu sắt là chứng thường gặp ở thai phụ khi nhu cầu về lượng hồng cầu đạt đỉnh điểm. Để có thể cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể thì các mẹ cũng cần phải ăn những loại thức ăn giàu chất sắt như các loại thịt đỏ, các loại trứng, các loại ngũ cốc chất lượng tốt, và rau xanh có lá như bông cải xanh. Nếu hàm lượng sắt trong máu bạn quá thấp, bạn có thể uống thêm viên sắt.
Mặc dù sắt rất cần thiết đối với cac mje bầu, tuy nhiên, viên sắt có thể khiến chứng táo bón của bạn càng nặng hơn đấy nhé. Do vậy, các mẹ cần phải có một kế hoạch ăn uống hợp lý để có thể hấp thụ đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.
3. Các mẹ bầu hãy chú ý những thực phẩm chứa nhiều natri
Việc hấp thụ quá nhiều sẽ khiến cơ thể bạn trữ nước dẫn đến sưng phù. Vì thế hãy tránh các loại thức ăn chứa nhiều natri và muối như lạc rang muối, khoai tây chiên, dưa muối, thức ăn đóng hộp hay đồ ăn sẵn…
Hy vọng những thông tin sau sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé.
>Mẹ bầu, dại gì mà không ăn mận? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ai cũng nghĩ ăn mận sẽ rất nóng, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Nhưng thực tế, thì lại hoàn toàn ngược lại đấy. |
>Bà bầu uống sữa được không? (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tổ chức USDA gợi ý bà bầu nên uống 3 cốc sữa hoặc các sản phẩm khác làm từ sữa mỗi ngày. |
Tác giả: Trần Thị Hà Nhi