Thai nhi tuần thứ 20 như thế nào?

04:00, Thứ ba 12/07/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần thay đổi rất rõ rệt, khi đến tuần thứ 20 bé phát triển như thế nào? Chúng ta hãy cùng xem nhé.

Thai nhi tuần thứ 20 phát triển như thế nào?

Tay chân bé bắt đầu vào vị trí cố định, không còn quá cao hay thấp nữa nhé. Hệ tiêu hóa bắt đầu phát triển bình thường. Nhưng các mẹ có tò mò muốn biết thai nhi đến tuần thứ 20 còn có những bước “đột phá” như thế nào nữa không?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20 của thai kỳ?

Bé đang “kungfu” trong bụng mẹ:

Giai đoạn này, bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa. Các mẹ bầu có thấy bé yêu của mình đang tập thể dục trong bụng mẹ không?

Không chỉ vậy, đến tuần thứ 20, thai nhi ngày càng chiếm nhiều chỗ trong tử cung. Càng lớn, bé càng gây nhiều áp lực lên phổi, dạ dày, thận và bàng quang của mẹ. Cảm giác “máy bụng” không còn mơ hồ. Những “cú đạp” và nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé có thể làm bạn khó ngủ.

Da bé bắt đầu được hình thành:

Ở tuần thứ 20 này, bé phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này.

Sự hoàn thiện của móng tay và bộ phận sinh dục:

Mô tả ảnh.
Thai nhi tuần thứ 20 có những sự thay đổi như thế nào?

Bây giờ thai nhi đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.

Kích thước của thai nhi:

Bước sang tuần 20, bé nặng khoảng 280g và dài 16,5cm tính từ đỉnh đầu đến mông.

Sự phát triển của tóc và các giác quan:

Giờ đã quá nửa giai đoạn thai kỳ, tóc thai nhi đã dần dài ra và các tế bào thần kinh đã được hoàn thiện chức năng của mình. Cơ quan xúc giác như: nếm, ngửi, nghe, nhìn, sờ đã được chuyên biệt hóa và phát huy tác dụng riêng của mình.

Sự phát triển của các tế bào thần kinh:

Thay vì sự sản sinh như những tuần trước, ở tuần thứ 20 này,  các tế bào thần kinh tập trung vào quá trình kết nối. Do vậy các mẹ cũng nên “tâm sự” với bé yêu của mình nhiều hơn nhé.

Ngoài ra, thai nhi cũng sẽ tập trung phát triển, hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể. Đây là lúc thai nhi cần nhiều năng lượng hơn bao giờ hết, và cũng là lúc mẹ ăn uống tốt nhất nên cần tranh thủ bổ sung nhiều dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện.

Chức năng thận đang làm việc rất tốt:

Ở tuần thứ 20, thận của bé đã sản xuất ra nước tiểu. Phản xạ nuốt của bé ngày một thành thục hơn, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng bắt đầu “thải” ra phân – một chất màu đen và dính (phân xu), sản phẩm của hệ tiêu hóa kết hợp với quá trình nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào. Phân này sẽ tích tụ trong ruột bé và bạn sẽ có thể thấy sau khi bé chào đời và đi ị lần đầu.

Phát triển lớp màng quanh cơ thể:

thai nhi xuất hiện một lớp phủ màu trắng xung quanh cơ thể. Đây là lớp màng bảo vệ làn da cho bé hay còn gọi là chất gây, giúp tránh được những tác động từ phía bên ngoài. Chất gây thường thấy ở những em bé sinh non. Các lớp da như lớp chân bì, biểu bì, dưới biểu bì đang hình thành.

Mẹ bầu cần lưu ý gì cho cơ thể ở tuần thứ 20 của thai kỳ?

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng kiến cả cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy rất mệt mỏi như: ợ nóng, khó tiêu, tăng tiết dịch âm đạo, đau đầu thường xuyên, chóng mặt, ngất xỉu, chuột rút, sưng nhẹ mắt cá chân, xuất hiện đường chỉ đen dọc bụng,… nhưng mẹ bầu có cần lưu ý những điều gì?

+ Nếu mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và cơ thể xuất hiện những cơn đau lưng, đau hông. Mẹ bầu có thể xoa bóp các dây chằng, dùng miếng dán nóng hay chai nước nóng, miếng vải ấm để chườm ở chỗ bị đau.

+ Hãy chuẩn bị những bộ đồ thai sản mới để phù hợp hơn với cơ thể và tạo cảm giác thoải mái nhất để có thể phù hợp với bụng bầu lớn của các mẹ nhé.

+ Mẹ bầu cũng nên chú ý các bài tập vận động. Nếu các mẹ cảm thấy hơi nản chí khi tập luyện gò bó trong nhà thì có thể đi bộ, tập theo các bài thể dục tiền sản, đi bơi.

+ Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn thêm những thức ăn chứa carbohydrate trước khi tập thể dục khoảng 1 giờ sẽ giúp đáp ứng được năng lượng bạn cần. Những món giàu carbohydrate là salad, kem bơ, bánh mì lạt… Hãy ăn nhiều chuối vì chúng là nguồn vitamin B tuyệt vời, rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi. Hãy ăn nhiều rau quả hơn trong bữa ăn.

+ Nếu mẹ bầu tiếp tục mắc chứng ợ nóng hay đầy bụng, khó tiêu. Các khớp xương và dây chằng trong cơ thể bạn đã giãn ra nên bạn rất dễ bị đau lưng hay nhức mỏi toàn thân.

+ Mẹ bầu cũng có thể xuất hiện những cảm giác stress sẽ trở lại khiến bạn mệt mỏi hơn, những suy nghĩ tiêu cực sẽ thường xuyên xuất hiện đặc biệt là về quá trình sinh đẻ sắp tới, do vậy mà các mẹ nên thư giãn nếu bị quá căng thẳng. Hãy thực hành những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giải tỏa stress và tham gia các lớp học tiền sản thường xuyên đấy các mẹ nhé.

+ Mẹ bầu có thể trò chuyện, cho bé nghe nhạc, ru bé, massage bên ngoài…bởi từ thời điểm này thì thai nhi có thể biết lắng nghe những tiếng động từ bên ngoài, đặc biệt là từ lời nói của mẹ bầu rồi đấy các mẹ nhé.

Mang thai tháng thứ mấy thì bị xuống máu chân?
Mang thai tháng thứ mấy thì bị xuống máu chân?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Xuống máu chân là một hiện tượng sinh lý gây không ít bất tiện và mệt mỏi cho các mẹ. Vậy mang thai tháng thứ mấy thì bị xuống máu chân?
Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?
Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi đang mang thai mà bị đau bụng dưới luôn khiến các bà bầu rất lo lắng. Vây đau bụng dưới khi mang thai là dấu hiệu gì, có sao không?
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link