Trong dân gian tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn. Theo đó thì từ ngày 1/7 âm lịch là ngày mở cửa ngục nên nhiều linh hồn được trở về trần gian, trong đó có nhiều người không có gia đình ở dương gian đón về nên đi lang thang thành cô hồn.
Cũng bởi niềm tin đó nên tháng 7 bị cho là tháng có âm khí nặng nề, ma quỷ lang thang quấy phá khắp nơi nên ảnh hưởng xấu tới việc làm ăn buồn bán. Bởi vậy người xưa thường kiêng những việc đại sự trong tháng 7 âm lịch đặc biệt nửa đầu tháng 7.
Cô hồn lang thang đến khi nào?
Trong dân gian thì tháng nào cũng có những cô hồn, ma quỷ lang thang. Nhưng chỉ riêng tháng 7 do Diêm Vương cho mở cửa ngục để linh hồn đi tự do thì số lượng cô hồn lang thang đông hơn. Còn những tháng khác những cô hồn ma quỷ trốn khỏi địa ngục lang thang trần gian rất ít.
Theo niềm tin dân gian thì thông thường của địa ngục đóng vào ngày 14 -15 âm lịch. Có niềm tin cho rằng thời gian mở cửa ngục tùy theo năm, có năm mở trước ngày 1/7 và kết thúc sau ngày 15/7.
Nhưng về cơ bản sau ngày 15/7 thì số cô hồn lang thang đã giảm đi nhiều so với trước đó. Bởi thế nhiều người thường đợi qua rằm tháng 7 để tiến hành một số công việc.
Thế nên tháng cô hồn được xem là cả tháng 7 âm lịch, đây là tháng có âm khí nặng nề nhất năm nhưng nửa sau tháng 7 thì đã giảm so với nửa đầu tháng.
Dân gian cho rằng tháng 7 là tháng xui xẻo cho làm ăn nên tránh mở hàng, khai trương, động thổ, cưới hỏi... Tuy nhiên một số người thì cho rằng mở hàng làm ăn vẫn có thể thực hiện trong tháng này bởi đó là tháng mà nhiều người kiêng mở hàng thì họ mở sẽ có nhiều khách tới...
Nên cúng cô hồn vào ngày nào?
Tùy thuộc mỗi địa phương, mỗi gia đình sắp xếp mà có thời gian cúng cô hồn khác nhau trong khoảng từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch. Thường nhiều gia đình sẽ chọn ngày trùng với ngày nghỉ để thuận tiện trong việc sửa soạn lễ cúng. Tuy nhiên dân gian xưa cho rằng cúng tống tiễn cô hồn nên cúng trong khoảng ngày 14, 15 tháng 7 vì đó là thời điểm cô hồn trên đường trở về địa ngục, nên sẽ tới thọ thực vật phẩm cúng tế rồi đi ngay, sẽ không lưu luyến lảng vảng ở quanh gia chủ.
Trên thực tế thì việc cúng cô hồn thường diễn ra ngoài trời, cúng xong, gia chủ vãi gạo muối, đồ bỏng, cháo loãng ra ngoài, không mang đồ cúng vào nhà. Sau đó gia chủ tắm rửa thay quần áo, thậm chí nhiều gia đình sẽ đốt lửa, xông khắp nhà nên cúng ngày nào thì cũng không sợ cô hồn đeo bám.
Việc cúng cô hồn cũng lưu ý nên cúng khi tối bởi ban ngày cô hồn sợ ánh nắng không dám tới thọ thực đồ cúng lễ.
Cúng cô hồn nên chú ý cúng đồ chay để giảm tâm sân si tham lam, tranh giành.
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: An Nhiên
-
Dùng giấm và muối để rã đông thịt, chỉ 5 phút là thịt mềm, tươi ngon như mới
-
Cách bảo quản dưa hấu sau khi đã cắt lát
-
Mẹo phân biệt gạo cũ - gạo mới bằng một tờ giấy ăn, tuyệt chiêu giúp bạn không bị lừa khi đi mua gạo
-
Người giàu thích đặt 4 loài cây này trước cửa, tiền của sẽ không ngừng chảy vào nhà
-
Học đầu bếp nhà hàng làm rau muống xào tỏi xanh mướt, giòn ngon