Theo y học hiện đại, một củ khoai lang chứa khoảng 2,6 gram tinh bột (bằng 1/2 lượng tinh bột trong khoai tây và 1/3 lượng tinh bột trong cơm trắng). Ngoài ra, nó có chứa 3,9g chất xơ, 18,443 IU vitamin A, 3mg vitamin C, 0.3mg vitamin B6, 438mg kali, 32mg magie, 39mg canxi... Khoai lang gần như không chứa chất béo.
Vì vậy, khoai lang là thực phẩm tốt cho sức khỏe, rất phù hợp với những người muốn giảm cân.
Thời điểm vàng để ăn khoai lang
Đa số mọi người có thói quen mua khoai lang về tích trữ lâu rồi mới ăn để khoai có vị ngọt hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang chính là lúc khoai mới được đào lên. Đây là lúc khoai nhiều dưỡng chất nhất. Khi để lâu, lượng nước trong khoai giảm xuống, lượng đường tăng lên, tinh bột trong khoai cũng bị biến đổi và các khoáng chất giảm đi...
Ngoài ra, trong ngày có 2 thời điểm ăn khoai rất tốt, chị em có thể tham khảo.
Buổi sáng: Thay vì ăn sáng bằng xôi, bún, phở... chị em có thể sử dụng khoai lang. Một củ khoai lang có thể bổ sung năng lượng cho các hoạt động trong ngày mới, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch...
Buổi trưa: Ăn khoai lang buổi trưa sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần 4 -5 tiếng mới được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Trong khi đó, khung giờ từ 2-5 giờ chiều là lúc có ánh nắng mặt trời tác động lớn đến quá trình hấp thụ canxi. Vì vậy, ăn khoai lang vào buổi trưa lúc 10-12 giờ sẽ có lợi cho việc hấp thụ canxi vào buổi chiều.
Thời điểm không nên ăn khoai lang
Ngoài 3 thời điểm nên ăn khoai lang nêu trên, bạn cần tránh ăn khoai lang vào những khoảng thời gian sau.
Sau bữa trưa
Sau bữa trưa, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi. Do đó, hàm lượng đường trong khoai dễ bị tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Buổi tối
Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt, người cao tuổi hoặc người có dạ dày yếu ăn khoai lang vào thời điểm này rất dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu dẫn đến mất ngủ.
Khi đói
Do khoai lang chứa nhiều đường nên nếu ăn khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị dạ dày, sinh ra nóng ruột, ợ chua, chướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.
Tác giả: Thanh Huyền
-
3 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, bệnh tiểu đường đến rất gần: Chớ chủ quan
-
Tỉnh giấc nửa đêm thấy miệng đắng và khát nước, rất có thể là dấu hiệu của 5 bệnh này
-
Sau tuổi 40 nhớ ‘3 không, 4 nên’ trước khi ngủ để sống thọ
-
5 thực phẩm giúp phụ nữ hồi xuân, sau tuổi 30 nên chăm ăn
-
3 món ăn nuôi lớn khối u tuyến giáp: Nhiều nhà có mà không biết