3 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, bệnh tiểu đường đến rất gần: Chớ chủ quan

07:55, Chủ nhật 23/10/2022

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn thấy cơ thể mình có những dấu hiệu dưới đây hãy kiểm tra đường huyết ngay nhé, chớ chủ quan kẻo hối hận.

2 vị trí ngứa ngáy cảnh báo đường huyết tăng cao

Tai ngứa ngáy: Tình trạng tai ngứa ngáy, khó chịu chưa chắc đã do tai bẩn. Nếu bạn thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ nhưng vẫn gặp tình trạng ngứa tai thì cần phải cẩn trọng. Đây có thể là biểu hiện của việc tăng đường huyết.

Do lượng đường trong máu tăng cao, tuyến bã nhờn trong tai chuyển hóa chất bẩn nhiều hơn nên tai hay bị ngứa. Nếu gặp hiện tượng này, bạn không nên chủ quan mà cần phải theo dõi sức khỏe kỹ hơn.

Da nổi mẩn ngứa: Tình trạng da nổi mẩn, ngứa ngáy có thể xảy ra do dị ứng. Ngoài ra, đây còn có thể là một biểu hiện của việc lượng đường trong máu tăng cao.

duong huyet tang cao

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ sẽ dễ mất nước. Nếu không bổ sung kịp thời, da sẽ bị khô, bong tróc do thiếu nước và gây ra ngứa ngáy.

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên đi kiểm tra sớm, đừng bỏ qua kẻo bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài hai dấu hiệu trên, người bị bệnh tiểu đường còn có thể gặp những triệu chứng như giảm thị lực, nhìn mọi thứ đều mờ mờ; hạ đường huyết sau bữa ăn, trong khi ăn thường chóng mặt, hồi hộp; thường xuyên bị tiêu chảy; tê chân tay không rõ nguyên nhân.

Những thói quen hàng ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Bỏ bữa sáng

Nhiều người cho rằng phải ăn nhiều đồ ngọt thì mới mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bỏ bữa sáng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.

Khi không ăn sáng, bạn đang làm gián đoạn các chức năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Điều này sẽ khiến lượng đường trong máu thay đổi thất thường. Kết quả là gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta ở tuyến tụy, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

duong huyet tang cao

Ngoài ra, việc bỏ bữa sáng làm tăng xu hướng thưởng thức nhiều thực phẩm có lượng đường cao hơn để chống lại cơn đói trong suốt cả buổi sáng cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Uống không đủ nước

Khi bạn uống quá ít nước, lượng đường huyết có thể tăng lên. Do đó, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cũng cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, uống ít nhất 8 cốc nước/ngày có thể giúp giảm 21% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thức khuya

Thức khuya và tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng nhân tạo từ máy tính, tivi, các thiết bị thông minh có thể làm rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp sinh học của cơ thể và dẫn tới rối loạn đường huyết.

630e50b98264656d3744dfc4_neu-tren-co-the-co-2-cho-ngua-thi-duong-huyet-trong-co-the-da-vuot-chuan-1-1658765243-623-width1080height640

Thức khuya cũng dẫn tới hiện tượng thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Khi thiếu ngủ, việc trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Min Min