Ăn lẩu tái
Thói quen ăn lẩu tái sẽ khiến cho thực phẩm không chín dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Đặc biệt với món lẩu, khi đồng loạt nhiều món được cho vào nồi, chúng ta dễ dàng gắp phải đồ chưa chín kỹ, hoặc mải mê thưởng thức mà bỏ qua vấn đề này.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì khi ăn lẩu bạn nên để thức ăn chín. Đây là thói quen cực kì nguy hại, bởi vi khuẩn và kí sinh trùng tồn tại trong thức ăn có thể tấn công hệ tiêu hóa của chúng ta.
Ăn lẩu quá nóng
Nhiều người thường cho rằng, ăn lẩu phải nóng, nồi nước lúc nào cũng phải sôi sùng sục, vừa gắp ra phải ăn ngay mới ngon.Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cảnh báo, khi bạn nấu thực phẩm ở nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C. Nếu bạn ăn quá nóng sẽ dễ gây ảnh hưởng vòm họng.
Ăn quá 2 tiếng
Nhiều gia đình thường dùng lẩu như một món ăn lai rai vừa ăn uống vừa trò chuyện nên bữa ăn kéo dài hàng giờ đồng hồ chưa xong. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc ăn lâu sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngồi không quá 2 tiếng.
Ăn quá chua, cay
Trong khi ăn lẩu, nhất là vào mùa đông thì mùi vụ chua cay của nước lẩu quả thật là quá tuyệt vời. Khi bạn ản lẩu, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Theo các bác sĩ chia sẻ vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn.
Tác giả: Min Min
-
Những thực phẩm giàu kali hơn cả chuối gấp nhiều lần, rất tốt cho tim mạch
-
Bơ rất bổ nhưng không dành cho những người này, chớ dại dùng thử kẻo rước họa vào thân
-
Trứng luộc xong có thể để trong bao lâu? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ
-
Dấu hiệu của răng miệng báo động tim, gan, thận không khỏe: Chảy máu, đổi màu nướu đi khám ngay
-
4 điểm cần chú ý để tránh "dính" Covid-19, đặc biệt là số 3