Thứ tự phát ban của trẻ khi bi thủy đậu các mẹ cần biết

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là chi tiết về các dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa khi mắc thủy đậu, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có hướng chăm sóc trẻ.

Thủy đậu có xu hướng gia tăng vào những tháng mùa xuân, thường bắt đầu vào tháng 1, tăng mạnh và đỉnh điểm vào tháng 3. Với khả năng lây lan rất cao, bệnh dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng.

Theo Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu, trong năm 2017, cả nước đã ghi nhận gần 39.000 ca mắc bệnh thủy đậu, tăng 45,9% so với năm 2016 trên khắp cả nước. 

Ở trẻ, khi bị thủy đậu các nốt rạ sẽ bắt đầu phát ban trong 10-12 tiếng sau đó sẽ chuyển sang thành mụn nước, phồng rộp và sẽ biến mất sau vài ngày.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh. Bệnh do virus Varicella zoster gây ra và có thể lây lan qua không khí khi những người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra bệnh cũng lây lan do tiếp xúc với vết thương của người bị bệnh.

Thông thường, người ta cho rằng người lớn không bị ảnh hưởng bởi thủy đậu. Sự thật là dù tỉ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn thấp hơn nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn so với trẻ em. Bất cứ ai không được tiêm chủng đều có thể bị nhiễm thủy đậu.

Dưới đây là chi tiết về các dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa khi mắc thủy đậu, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có hướng chăm sóc trẻ:

Tác giả: Ho Thi Nhuy