Vào ngày 18 tháng 3 năm 2015, Zoleka Siwayi đến phòng khám Mpilweni vào sáng sớm vì có những cơn đau giống như chuyển dạ, nhưng cô được yêu cầu quay về nhà. Hai ngày sau đó, cô quay trở lại, phàn nàn về những cơn đau ở bụng dưới. Các nhân viên phòng khám xác định rằng đứa trẻ trong bụng cô khá nặng cân và phải mổ lấy thai.
Một bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ đang trong tình trạng suy nhược. Zoleka Siwayi được cho uống thuốc để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, tất cả các phòng sinh đều bận rộn nên người mẹ phải đợi trong đau đớn.
Ba giờ sau, bác sĩ quay lại và quyết định chi Zoleka sinh thường. Hai thực tập sinh ấn mạnh vào bụng sản phụ để xác định vị trí của đứa bé. Sau một thời gian, các dấu hiệu sinh tồn của đứa bé cho thấy đang xuống thấp. Người mẹ bị bỏ lại một mình.
Một giờ đồng hồ sau, các nhân viên y tế quay lại và thông báo họ chuẩn bị một cuộc mổ lấy thai khẩn cấp. Bé trai được sinh ra với chỉ số Apgar cực kỳ thấp. Đứa bé được chuyển sang đơn vị chăm sóc đặc biệt. Người mẹ đau đớn khi bác sĩ thông báo rằng có khả năng hộp sọ của em bé đã bị tổn thương trong quá trình chuyển dạ, với phần đầu và cơ thể bị sưng.
Hai ngày sau đó, đứa bé qua đời. Người mẹ được xuất viện.
Các báo cáo từ những bác sĩ sản khoa đại diện cho thấy các nhân viên y tế đã vô cùng tắc trách khi quyết định cho bà mẹ sinh thường trong khi đây là một ca sinh chắc chắn phải sinh mổ. Sự chậm trễ kéo dài đến 3 giờ cũng là nguyên nhân gây ra cái chết cho đứa trẻ mới chào đời. Họ cũng đồng ý rằng sự chậm trễ ba giờ đã là cẩu thả.
Những nguy cơ từ sinh mổ
Ngày nay, không ít người mẹ chọn phương pháp sinh mổ để quyết định “ngày đẹp, giờ vàng” cho bé ra đời hoặc vì lý do sợ đau, sợ bị giãn âm đạo khi sinh thường. Tuy nhiên, người mẹ phải hết sức thận trọng khi quyết định cách sinh này. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, sinh mổ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu cho lần mang thai sau.
Sinh mổ sẽ tránh cho người mẹ những cơn đau khi chuyển dạ, tuy nhiên, những thủ thuật sau đó lại khiến người mẹ bị đau hơn nhiều.
Những nguy cơ khi sinh mổ như, tai biến khi gây tê, vết mổ bị rách, chảy máu, tổn thương đường tiết niệu, nhiễm trùng, băng huyết… đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người mẹ. Đặc biệt, nhiễm trùng mổ có khả năng gây hoại tử cổ tử cung. Nguy hiểm hơn, sinh mổ còn khiến người mẹ có thể bị tắc ruột, tắc ống dẫn trứng, gây vô sinh thứ phát…
Ngoài ra, sinh mổ cũng buộc người mẹ phải dùng kháng sinh trong khoảng thời gian cho bé bú sau đó. Điều này sẽ khiến chất lượng sữa của giảm sút, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.
Những bé sinh mổ có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch và hô hấp lớn hơn nhóm bé được sinh thường.
Lưu ý: Để tử cung hoàn thiện, tránh bị rạn, tốt nhất, người mẹ nên có kế hoạch sinh bé thứ hai khoảng từ 3 đến 5 năm sau đó. Bởi vì, phần lớn trường hợp, người sinh mổ lần đầu nhiều khả năng phải sinh mổ tiếp lần thứ hai.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Cách chữa hóc xương cá nhanh đơn giản mà hiệu quả nhất
-
Lấy lá trầu không đắp lên chỗ này, chỉ 1 lần là trẻ hết KHÓC ĐÊM, ngủ liền tới sáng mẹ nhàn tênh
-
Con ho như cuốc kêu, mũi chảy ròng ròng dùng cách này cũng khỏi ngay sau 1 đêm
-
Con khóc mè nheo là mẹ lôi điện thoại ra dỗ, để rồi hối hận muộn màng khi bé bị liệt cơ mặt
-
Cho con ăn sữa chua thời điểm này giúp bé thông minh, luôn khỏe mạnh hiếm ốm đau tốt hơn cả dùng nhân sâm