Quả kỷ tử (goji berry, còn được gọi là câu kỷ tử) là một nguyên liệu quan trọng trong y học cổ truyền và cũng được y học hiện đại nghiên cứu nhiều. Theo Đông y, kỷ tử có tính bình, vị ngọt, tác dụng nuôi dưỡng gan và thận, tốt cho thị lực, tinh lực. Loại dược liệu này chứa nhiều chất dinh dưỡng, các hoạt chất có tính sinh học tốt cho cơ thể.
Cách sử dụng kỷ tử đơn giản nhất là ngâm nó vào nước nóng để pha thành trà. Thời điểm uống trà kỷ tử phù hợp nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha thêm một chút mật ong, vài lát gừng để tăng thêm lợi ích cho loại đồ uống này. Kỷ tử kết hợp với các nguyên liệu như táo đỏ, hoa cúc cũng là một loại trà mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Kỷ tử còn được dùng nhiều trong các bài thuốc và cũng có thể dùng để nấu ăn.
Lợi ích của việc uống nước kỷ tử
- Cải thiện thị lực
Kỷ tử chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chứa lượng beta-carotene dồi dào. Đây là một tiền chất của vitamin A, sau khi đi vào cơ thể, trải qua quá trình chuyển hóa sẽ trở thành vitamin A, tốt cho sự phát triển của mắt, xương, da và các tế bào. Ngoài ra, lượng zeaxanthin trong kỷ tử cũng cao, có lợi cho sức khỏe của mắt, giúp phòng ngừa các bệnh về mắt do tuổi tác như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Optometry and Vision Science năm 2011 cho thấy người cao tuổi tiêu thụ thực phẩm bổ sung hằng ngày cùng với kỷ tử trong khoảng 3 tháng có sự gia tăng zeaxanthin trong huyết tương giúp tăng mức độ chống oxy hóa của điểm vàng (một phần của võng mạc).
- Bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật
Kỷ tử chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do. Việc này giúp bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào K.
Một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Folia Media cho thấy kỷ tử có tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa K tuyến vú. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thử nghiệm sử dụng chiết xuất từ quả kỷ tử trên 3 dòng tế bào K tuyến vú và nhận thấy 2 trên 3 dòng có sự ức chế đáng kể.
- Giảm cholesterol trong cơ thể
Sử dụng kỷ tử còn có tác dụng trong việc giảm mức cholesterol và chất béo trong cơ thể. Theo đó, tiêu thụ chiết xuất từ quả kỷ tử có tác dụng giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, chất béo trung tính.
- Ổn định đường huyết
Sử dụng kỷ tử một cách hợp lý có tác dụng trong việc cân bằng đường huyết. Nghiên cứu cho thấy kỷ tử có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, cân bằng lượng insulin ở những người bị tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, việc sử dụng kỷ tử có tác dụng tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể của những người bị tiểu đường.
- Giảm lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ
Sử dụng kỷ tử thường xuyên còn có tác dụng bổ sung năng lượng, mang lại cảm giác tỉnh táo. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có khả năng giảm cảm giác lo âu, ổn định tâm trạng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một nghiên cứu trên động vật năm 2020 được công bố trên tạp chí Sinh học Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy việc sử dụng kỷ tử có tác dụng giảm hành vi lo lắng trên các con vật được thử nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá về tiềm năng này của kỷ tử đối với sức khỏe con người.
Người không nên sử dụng kỷ tử
Kỷ tử mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Dưới đây là một số nhóm người không nên dùng quả kỷ tử:
- Người đang sử dụng thuốc
Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc trị tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống đông máu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng kỷ tử.
- Phụ nữ mang thai
Kỷ tử chứa nhiều betaine có thể gây hại cho thai nhi. Mặc dù tác dụng của chất này đối với bào thai cần phải được nghiên cứu kỹ hơn nhưng phụ nữ mang thai vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng kỷ tử, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Người bị dị ứng
Nhìn chung, quả kỷ tử có tương đối an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, có một số người dị ứng với loại quả này thì cần thận trọng (mặc dù trường hợp này cũng hiếm gặp).
Tác giả: Bích Loan
-
Top 5 loại đồ uống giúp giảm gout, hạ axit uric cực kỳ hiệu quả
-
Chỉ một cốc mỗi ngày: Loại đồ uống phổ biến tại Việt Nam giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng
-
4 loại nước tốt cho hệ tiêu hóa: Ai không biết quá lãng phí
-
7 loại cá vừa rẻ vừa sạch, bổ như nhân sâm: Đi chợ thấy nên mua ngay
-
Top 4 thực phẩm gây hại cho tim mạch quen thuộc còn hơn cả thịt mỡ