Lập danh sách tiết kiệm
Trước tiên hãy lập ngân sách và bám sát nó, điều này đòi hỏi bạn phải thực tế về tình hình tài chính của mình và cân đối lại chi tiêu. Đồng thời bạn cũng cần biết số tiền để dành dùng cho mục đích gì. Chẳng hạn như dùng để đi du lịch, tránh bệnh tật hoặc mua nhà trong tương lai.
Hiểu về khái niệm dòng tiền cá nhân
Dòng tiền cá nhân hiểu một cách đơn giản là sự chuyển động, thu và chi của một người. Bạn có thể phân nó ra nhiều loại khác nhau như: dòng tiền thường xuyên và không thường xuyên, dòng tiền cho đầu tư,…
Thông qua việc nắm rõ bản thân thu chi bao nhiêu bạn sẽ có hoạt động tài chính hiệu quả hơn.
Bàn bạc với đối tác (nếu có)
Nếu như bạn đã lập gia đình thì việc trao đổi về vấn đề liên quan đến tài chính là điều quan trọng. Bạn và nửa kia cần có sự thống nhất trong cách sử dụng tiền cũng như có trách nhiệm đóng góp cho quỹ tiết kiệm tương lai.
Phân biệt giữa “muốn” và “cần”
Để sử dụng tiền bạc một cách hiệu quả nhất thì bạn cần hiểu sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Chẳng hạn nếu như bạn muốn mua một món đồ nào đó nhưng nó không thật sự cần thiết thì hãy cân nhắc. Nếu như tài chính dư giả bạn hoàn toàn có thể sở hữu chúng. Nhưng nếu tài chính eo hẹp thì hãy bỏ qua và tập trung vào các đích đến khác xa hơn.
Tiết kiệm tiền một cách chủ động
Có thể bạn sẽ không còn dư được bao nhiêu nếu như đợi đến cuối tháng mới tiết kiệm. Bạn nên đặt ra một khoản nhất định và gửi riêng vào tài khoản dành cho tương lai. Bạn cũng có thể thiết lập chế độ chuyển tiền tự động mà hiện nay một số ngân hàng đã áp dụng.
Tự đánh giá lại cách chi tiêu của bản thân
Nếu như không ghi chép và kiểm tra, nhiều người thậm chí không biết mình đã chi bao nhiêu và chi vào những việc gì. Vậy nên bạn hãy dành một ngày để xem lại mọi thứ mà mình phải trả. Bên cạnh đó hãy đặt câu hỏi: Mình có mua thứ gì không thật sự cần thiết không? Có cách nào để mua sắm tiết kiệm hơn không?
Bạn có thể chi tiêu tiết kiệm hơn bằng cách lựa chọn sản phẩm có chi phí thấp hơn hoặc chờ mua đợt khuyến mại. Như vậy bạn sẽ kiểm soát dòng tiền của mình một cách chặt chẽ hơn.
Xem xét việc bạn có thể cắt giảm những gì
Muốn gia tăng số tiền tiết kiệm bạn hoàn toàn có thể cắt giảm một số khoản chi. Có 4 thứ bạn có thể xem xét là chi phí xe máy, ôtô; phí ngân hàng và thẻ tín dụng; thực phẩm và hàng tạp hóa; năng lượng và tiện ích. Chẳng hạn nếu bạn thường xuyên sử dụng xe công nghệ thì có thể nghĩ đến việc đi xe máy hoặc xe buýt; thay vì mua cà phê ngoài tiệm thì uống cà phê tự pha,… Bằng cách này bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền mà chính bạn cũng phải bất ngờ.
Giáo dục trẻ em cách tiết kiệm
Việc giáo dục con em mình thực hành tiết kiệm là điều rất quan trọng. Hãy làm gương để trẻ học theo. Có một cách rất đơn giản là dạy con dùng chai lọ để tiết kiệm tiền lẻ, trẻ có thể dùng số tiền đó để mua món đồ cần thiết vào ngày khuyến mại,…
Hãy tiết kiệm từ bây giờ
Hãy bắt đầu tiết kiệm từ bây giờ cho dù mục tiêu của bạn là gì. Bởi vì diện tích kiệm sẽ dễ bị chi phối bởi rất nhiều vấn đề khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng cần xác định để dành tài sản cho tương lai là một việc quan trọng và phải luôn ghi nhớ điều đó.
Hãy biết tận hưởng cuộc sống
Tiết kiệm không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn các nhu cầu của bản thân như ăn mừng, thư giãn, giải trí. Bạn nên cân đối tài chính để vừa có tiền tiết kiệm mà bản thân vẫn được sống một cách thoải mái nhất.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
Nước trà để qua đêm chớ bỏ đi, chúng giải quyết nhiều vấn đề mà gia đình nào cũng cần tiết kiệm tiền triệu
-
Người thiếu tiền trong thời gian dài sẽ có 4 đặc điểm không thể che giấu nổi
-
5 lưu ý quan trọng khi sử dụng tinh chất dưỡng da để tiết kiệm tiền mà da ngày càng khỏe đẹp
-
Mỗi sáng vài miếng gừng giúp bạn tiết kiệm tiền mua thuốc, hạn chế đến bệnh viện, giảm cân giữ dáng
-
Đặt thứ này vào tủ lạnh qua đêm, tiết kiệm tiền điện cả nhà cùng vui