Đề xuất thừa số năm đóng BHXH sẽ được nghỉ hưu sớm
Trong Hội Thảo về Đề Xuất Sửa Đổi Luật Bảo Hiểm Xã Hội, nhiều Cán Bộ Công Đoàn đã đề xuất việc sử dụng thời gian đóng BHXH thừa để thay thế số năm nghỉ hưu còn thiếu của người lao động.
Theo đề xuất này, những người đã đóng thừa số năm BHXH nhưng chưa đạt tuổi nghỉ hưu có thể được phép nghỉ hưu sớm và nhận tối đa 75% lương hưu mà không phải chịu trừ 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, trong trường hợp họ nghỉ trước tối đa 5 năm so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.
Hiện nay, mức hưởng lương hưu tối đa của người lao động là 75%. Để được mức lương hưu tối đa này, lao động nam cần phải đóng đủ 35 năm BHXH, còn lao động nữ từ đủ 30 năm. Nếu đóng thừa số năm theo yêu cầu trên thì người lao động sẽ được nhận một khoản trợ cấp bằng một nửa mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi 1 năm thừa
Để được hưởng lương hưu theo quy định hiện nay, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ hưu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên sẽ được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp:
- Lao động nam từ đủ 61 tuổi, nữ đủ 56 tuổi 4 tháng vào năm 2024.
- Lao động nam từ đủ 56 tuổi, nữ đủ 51 tuổi 4 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…
- Người lao động làm việc đủ 15 năm làm môi trường hầm lò khai thác than từ đủ 51 tuổi đối với nam và 46 tuổi 4 tháng với nữ…
Trường hợp nào nghỉ hưu sớm mà không bị trừ mức hưởng lương hưu?
- Đối với cán bộ công chức, viên chức
Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 29/2023/NĐ-CP, có 5 trường hợp cán bộ công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ lương hưu gồm:
+ Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn từ 2 đến 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn từ 2 đến 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.
+ Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có điều kiện ít nhất đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn tối thiểu 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có điều kiện ít nhất đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.
+ Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có độ tuổi thấp hơn từ 2 đến 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu mà có đủ từ 15 đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc.
- Đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sửa đổi bởi điểm a, khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động năm 2019, có 03 trường hợp nghỉ hưu sớm mà không bị trừ lương hưu bao gồm:
+ Người lao động có đủ 15 năm làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
+ Người lao động có độ tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
+ Người lao động bị nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tác giả: Mộc
-
Kể từ 01/01/2025: Những loại đất không giấy tờ nào sẽ được cấp sổ đỏ?
-
Chồng mất sớm, tài sản chung của hai vợ chồng được chia cho những ai, quy định cụ thể ra sao?
-
Tại sao không được gọi là "mua bán đất" khi giao dịch?
-
Những trường hợp cần cấp đổi lại Sổ Đỏ năm 2024: Đó là ai
-
Sang 2025, người dẫn phải thay mẫu Sổ đỏ, Sổ hồng mới, ai cố giữ mẫu cũ rất thiệt