Có thể nói, việc học là việc cả đời của mỗi con người. Khi trải qua những sự kiện trong đời, con người ta lại học hỏi, tích luỹ thêm được kiến thức, bồi đắp thêm vốn sống cho bản thân. Đặc biệt, với người nghèo, họ nhất định cần phải học cách giỏi quản lý tài sản. Nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ sẽ khiến cuộc sống của họ ngày càng nghèo hơn mà thôi. Nhìn chung những người càng nghèo khó thường có 3 thứ này càng ‘rất to’, ai cũng cần phải tránh.
Tiêu tiền “to”: Coi tiền như rác, không biết cách quý trọng đồng tiền!
Trong xã hội, chúng ta sẽ thường bắt gặp những người tiêu tiền “như rác”, nhìn chung có hai loại người.
Đầu tiên, có thể là những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành, những người này đa số là từ nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có, họ hưởng một khối lượng tài sản do cha mẹ để lại sau bao năm vất vả bươn trải. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy từ nhỏ chưa từng phải trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, do vậy họ cũng không thể hiểu được giá trị đích thực của đồng tiền, họ tiêu tiền sẽ không tính toán. Chỉ cần họ vui, hoặc cha mẹ đưa cho bao nhiêu tiền, họ sẽ tiêu hết bấy nhiêu tiền.
Thứ 2 chính là từ nhỏ đã sống trong một gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội hiện thực. Họ trở nên ‘đua đòi’, phóng túng dục vọng bằng cách tiêu tiền hoang phí, lúc cần tiền mà hoàn cảnh không cho phép, họ thậm chí là đi theo con đường sa ngã.
Hiện nay có rất nhiều gia đình chạy theo vỏ bọc bên ngoài, đi xe sang, mua hàng hiệu, tiêu tiền không tiếc tay để ra vẻ với những người xung quanh. Họ bất chấp đi vay mượn chỉ vì muốn bằng bạn, bằng bè. Kì thực, tiêu tiền kiểu như vậy quả là một áp lực to lớn.
Ngược lại, người giàu, họ sẽ lập kế hoạch cho tài sản của mình, khi có tiền họ sẽ không phung phí mà sẽ mua bảo hiểm hoặc đầu tư vào quản lý tài chính, sau đó để lại một số vốn để dùng trong trường hợp khẩn cấp. Những kiểu người tiêu tiền không tiếc tay, không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời không thoát khỏi cảnh túng thiếu.
Thời gian rỗng “to”: Không biết quý tiếc thời gian
Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ và không quan tâm đến thời gian. Trong khi người khác tận dụng từng chút thời gian để học tập và làm giàu cho chính mình, họ thường dùng thời gian đó để ăn uống và vui chơi.
Chúng ta có thể nhận rõ rằng, những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian, họ sẽ có một trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp sáng lạn.
Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, về nhà có thể làm một số việc bán thời gian, hoặc có thể tiếp tục đọc sách hoặc làm giàu cho bản thân, họ cũng có thể tận dụng thời gian để học thêm một số kĩ năng khác để nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc.
Ngược lại, người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả. Khi xã hội phát triển thì anh ta đứng yên thậm chí thụt lùi thì khoảng cách giàu nghèo giữa người với người ngày càng một xa.
Cho vay tiền “to”: Không biết quản lý tiền bạc
Về vấn đề quản lý tiền, cho người khác vay tiền cũng là một loại năng lực. Có một số người thường cho bạn bè và những người xung quanh vay tiền, mới đầu có thể là những số tiền nhỏ, nhưng nếu thói quen này được duy trì thời gian lâu, số tiền đó cũng có thể ngày một lớn hơn. Có khả năng, bạn sẽ không thể lấy lại được số tiền lớn đó nữa. Lần sau khi bạn rút kinh nghiệm, không cho họ vay tiền, họ sẽ cảm thấy bạn không tin tưởng họ, có thể khiến mối quan hệ hai bên trở nên không còn như trước.
Đối với người giàu, họ thường đánh giá xem có nên cho người khác vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Sau đó, họ sẽ cân nhắc về khả năng hoàn trả, thời hạn hoàn trả cũng như mối quan hệ với đối phương, sau đó họ mới cho vay. Họ sẽ biết cách cân nhắc rõ ràng, nhất là vấn đề tiền bạc, bởi cuối cùng, họ không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cả 2 bên.
Cuộc sống cần sự không ngừng học hỏi và phấn đấu. Đối với người nghèo nhất định cần phải học cách giỏi quản lý tài sản, nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ, thì cuộc sống của họ sẽ ngày càng nghèo hơn mà thôi.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Tổ Tiên dặn chẳng sai: '2 con chim bay vào nhà, không tai ương cũng xui xẻo' nhớ đuổi đi ngay
-
Tổ Tiên dặn: 'Cây âm không trồng nhà, cây dương không trồng mồ mả', cây âm, cây dương là gì?
-
Tổ tiên dặn rồi ban thờ để 3 chỗ này thì càng thờ càng mất lộc, gia đình sa sút, tiền tài hao tổn
-
Tổ Tiên truyền lại: "4 cây trồng trước nhà sớm muộn cũng bại vong, trồng sau nhà trấn giữ của cải"
-
Tổ Tiên nói: 'Cửa nhà có 3 xiên, con cháu nghèo khó đau ốm quanh năm', đó là gì?