Gần đây, thông tin thực hiện chính sách cải cách tiền lương dự kiến thực hiện trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn được nhiều người dân quan tâm. Đặc biệt, vấn đề tổng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW thay đổi như thế nào được dư luận quan tâm hàng đầu.
Tổng thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW thay đổi như thế nào?
Căn cứ tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, có 3 khoản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
(1) Khoản thu nhập từ tiền lương
Hiện hành, mức lương của công chức hiện nay đang được tính theo hệ số x lương cơ sở. Tuy nhiên, sau khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ lương cơ sở tương ứng mức lương tính trên hệ số x lương cơ sở cũng sẽ bị bãi bỏ.
Thay vào đó, thu nhập của lương công chức sẽ được tính theo số tiền cụ thể, thể hiện rõ hiệu quả và chất lượng công việc, năng suất làm việc, theo vị trí việc làm cụ thể của từng đối tượng. Cụ thể, khi cải cách tiền lương, tùy vào từng vị trí khác nhau, công chức sẽ được hưởng các bảng lương khác nhau gắn với vị trí việc làm như sau:
- Với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo do bầu cử hoặc bổ nhiệm từ Trung ương đến cấp xã: Bảng lương chức vụ, thể hiện được đầy đủ thứ bậc của người lãnh đạo;
- Với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ;(2) Khoản thu nhập từ phụ cấp
Ngoài tiền lương, chính sách cải cách tiền lương cũng sắp xếp lại chế độ phụ cấp như sau:
- Tiếp tục được hưởng 07 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với quân đội, công an, cơ yếu.
- Gộp các loại phụ cấp:
+ Phụ cấp theo nghề được gộp từ các loại phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng với công chức, viên chức làm các nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường như giáo dục và đào tạo, y tế, thi hành án dân sự…
+ Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được gộp từ phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Bỏ các loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức: Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
- Riêng phụ cấp khoán của người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì thực hiện nhất quán trên tỷ lệ chi thường xuyên của Ủy ban nhân dân cấp xã.
(3) Khoản thu nhập từ thưởng
Dựa trên thiết kế cơ cấu tiền lương mới thì khoản thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Căn cứ xác định vị trí việc làm đối với công chức để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27
Nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức để làm căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức. Theo đó, căn cứ xác định vị trí việc làm đối với công chức và cơ cấu ngạch công chức để thực hiện cải cách tiền lương quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.”
Theo đó, để xác định vị trí việc làm sẽ dựa trên căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Tháng 11/2023: 3 con giáp khai vận tụ tài, gánh tiền bạc tỷ, cát vận hanh thông
-
Bạn đang kiếm tiền theo kiểu ‘gánh nước’ hay ‘đào giếng’?
-
Mở cửa kho vàng: 4 con giáp ngồi im cũng có lộc, tiền đếm mỏi tay 10 ngày đầu tháng 9 Âm
-
Phúc lộc song toàn: 3 con giáp đón tháng 9 Âm lịch mỹ mãn, tiền- tình đỏ như son, thu nhập tăng vọt
-
Trời thương người tài đức: 3 con giáp được Thần Tài phù hộ, tháng 9 Âm giàu sang no đủ