Top 1: Ngành du lịch - lữ hành
Có thể nói đại dịch COVID-19 vừa rồi đã làm "điêu đứng" ngành du lịch không chỉ của Việt Nam nói riêng mà là cả thế giới nói chung. Tuy nhiên, khi bây giờ người ta đã học được cách "sống chung với dịch bệnh" thì ngành dịch vụ chính là ngành phát triển nhanh, mạnh nhất.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng phấn đấu để kiếm tiền thì nhu cầu du lịch giải trí của họ càng tăng lên. Dịch bệnh không thể bay ra nước ngoài du lịch, thì chúng ta đi các bãi biển đẹp, hoang sơ tại Việt Nam, không chúng ta có thể đến Đà Lạt - vùng đất thơ mộng,...
Từ nhu cầu vui chơi giải trí, muốn tìm "không gian mới" của nhiều người mà các ngành dịch vụ như Quản trị khách sạn, Hướng dẫn viên du lịch, Quản trị du lịch, Chăm sóc sắc đẹp,… được đẩy mạnh. Đây là những ngành nghề vô cùng có triển vọng, được coi là “ngành công nghiệp không khói” mang lại vô vàn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Top 2: Ngành ngôn ngữ
1 khảo sát chỉ ra rằng những sinh viên tốt nghiệp với bằng cử nhân Ngôn Ngữ Anh tại Mỹ sau khi ra trường khoảng 2-3 năm, làm dịch thuật, viết các bài cảm nhận, các bài phân tích những quyển sách những bài văn thường có mức lương giao động từ khoảng 40.000-80.000USD.
Ngoại ngữ hầu hết cần trong tất cả các lĩnh vực giao thương như kinh tế đối ngoại, tài chính, marketing,….Đây là ngành học vô cùng có triển vọng khi sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng củng cố.
Top 3: Ngành truyền thông
Trong thời đại số 4.0 này, tất cả mọi thứ bạn đều có thể tìm hiểu trên mạng internet. Vậy nên, các nhãn hàng muốn sản phẩm của mình được biết đến rộng rãi thì họ thường cần những đội ngũ truyền thông bao gồm các "maketer, chạy ads facebook - google, đội quay phim chụp ảnh",... Các nhãn hàng cần những team truyền thông như vậy đễ xây dựng thương hiệu, giới thiệu thương hiệu với khách hàng,...
Hoặc nếu bạn đủ khả năng làm 1 freelencer thì số tiền bạn nhận cho mỗi job của mình sẽ giao động từ 10-50 triệu đồng mỗi job.
Top 4: Ngành Công Nghệ - Thông Tin
Trước thời đại công nghệ số ngày càng tiến bộ, thiết bị điện tử trở nên phổ biến ngành Công nghệ thông tin không còn lạ lẫm tại nước ta, tuy nhiên mức độ tăng trưởng còn nhiều hạn chế. Số lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ngành này còn thấp và đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng.
Do đó, các doanh nghiệp luôn sẵn sàng đón chào các kỹ sư IT trở thành “cơn khát” được thị trường nhân lực quan tâm. Với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương cao, ngành Công nghệ thông tin đòi hỏi người học phải thực sự có đam mê và sáng tạo trong suốt quá trình học tập.
Tác giả: Huyền Trang
-
8 công việc có thể ‘bay màu’ từ năm 2030: Cẩn thận học hành tốn kém lại thất nghiệp
-
4 vấn đề thường gặp khi nhận thẻ CCCD gắn chip, ai cũng nên biết
-
Cô gái quyết tâm học "ngành của đàn ông" bị cha mẹ cấm cản, bạn bè chê cười, 2 năm sau lập kì tích
-
5 ngành nghề dễ 'về hưu non', từ 35 tuổi trở ra dễ bị đào thải
-
4 ngành học bão hòa, sinh viên tốt nghiệp trường danh tiếng cũng dễ thất nghiệp