Cấu tạo của điều hoà
Một chiếc điều hoà sẽ có hai bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh (hoặc cũng có thể gọi là dàn nóng và dàn lạnh). Cục lạnh là bộ phận được lắp ở phía trong nhà, chuyển hơi nóng từ trong ra ngoài và trả lại hơi mát cho căn phòng. Trong khi đi đó, cục nóng thường được lắp ngoài làm nhiệm vụ tản nhiệt.
Ngoài ra, để kết nối hai bộ phận này với nhau còn có một đường ống.
Vậy cục nóng để ở ngoài trời có cần được che chắn khi trời mưa không?
Trời mưa lớn, cục nóng điều hoà lắp ngoài trời có cần phải che chắn không?
Trên thực tế, theo thiết kế của nhà sản xuất, cục nóng nhất định phải đặt ở bên ngoài nhà và không cần thiết phải che chắn dù trời mưa hay trời nắng.
Bộ phận này đã được thiết kế để có khả năng chịu được nắng mưa. Việc lắp cục nóng ngay phía trong nhà (không tính vị trí ban công hướng ra ngoài) hoặc che chắn quá kỹ cho cục nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị, làm giảm tuổi thọ của điều hoà.
Cục nóng chuyển hơi nóng từ trong phòng ra bên ngoài môi trường. Nếu không có không gian để toả nhiệt, làm mát thì cục nóng có thể gặp tình trạng quá nóng và xảy ra các vấn đề trục trặc.
Đối với cục nóng, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất, lắp ở ngoài nhà nhưng cũng cần chú ý đến vị trí lắp.
Không nên lắp cục nóng ở trong nhà. Nhiều người cho rằng lắp cục nóng ở trong nhà thì thiết bị sẽ hoạt động tốt hơn, tránh được mưa gió, nắng gắt. Tuy nhiên, cục nóng có nhiệm vụ đưa hơi nóng ở trong phòng ra ngoài. Nếu lắp trong nhà thì không khí nóng sẽ ở trong nhà, điều hoà sẽ phải hoạt động nhiều hơn để hạ nhiệt. Từ đó gây ra tình trạng tốn điện, làm thiết bị giảm tuổi thọ.
Cục nóng nên lắp ngoài trời và để ở vị trí cao ráo, tránh trình trạng ngập nước. Ngoài ra, không để cục nóng ở nơi nắng gắt. Mặc dù được thiết kế để chịu được thời tiết bên ngoài nhưng cục nóng sẽ nhanh hỏng nếu bạn để thiết bị ở nơi dễ bị ngập nước hoặc ở nơi nắng gắt chiếu thẳng liên tục trong nhiều giờ. Do đó, nên lựa chọn vị trí đủ cao, tránh nắng gắt và tránh gió thổi trực tiếp, tránh vị trí có nhiều lá cây rụng.
Có một điều cần chú ý là cục nóng phải để thấp hơn cục lạnh.
Sau một thời gian sử dụng, ngoài việc vệ sinh cục lạnh, bạn nên vệ sinh cả cục nóng của điều hoà. Có thể thuê thợ để việc vệ sinh được thực hiện nhanh chóng và đúng cách.
Mặc dù cục nóng điều hoà để ngoài trời không cần thiết phải che chắn kỹ nhưng nếu muốn, bạn có thể lắp mái che cho bộ phận này. Phải đảm bảo xung quanh cục nóng đủ thông thoáng để tản nhiệt, không cản trở hoạt động của thiết bị.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Ngâm trang sức bạc trong thứ nước này vài phút là sáng bóng, không tốn tiền đem ra hàng
-
Treo ngải cứu ở đầu giường, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
-
Ăn sầu riêng đừng vứt vỏ, bỏ hạt, làm theo cách này có thể biến chúng thành món ngon
-
Mẹo chọn dưa lưới ngọt lịm, mỏng vỏ
-
Xe máy không chạy được do ngập nước, làm ngay 2 việc để tránh làm hỏng động cơ, tốn nhiều tiền sửa chữa