Trồng lộc vừng trong nhà cần tuyệt đối tránh hai vị trí này nếu không muốn tài lộc tiêu tán

( PHUNUTODAY ) - Lộc vừng là cây cảnh đẹp được nhiều gia đình trồng trong nhà nhưng muốn chiêu tài hút lộc cần tránh sai lầm khi đặt vị trí của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là một cây cảnh phú quý, dáng to, hoa rủ đẹp. Đây là cây cảnh thuộc nhóm Tam đa tức Phúc Lộc Thọ. Sung là cây tượng trưng cho Phúc, Vạn tuế tượng trưng cho trường thọ thì lộc vừng tượng trưng cho tài lộc. Chính vì thế nhiều người thích trồng lộc vừng trong nhà. Lộc vừng thường có 2 dạng trồng là trồng trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống đất. Lộc vừng khi lớn có tán to rộng, ho nở đỏ rưc thành chùm thả xuống đẹp mắt. Ở Việt Nam chủ yếu là lộc vừng hoa đỏ còn ít lộc vừng hoa trắng. Màu đỏ của hoa cũng tượng trưng cho may mắn cát tường. Vào mùa lá rụng màu lá lộc vừng cũng đẹp tạo nên cảnh lãng mạn. 

Lộc vừng còn là vị thuốc quý trong Đông y vì chúng có đặc tính vị ngọt, tính bình, hạt cũng thơm, có khả năng điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, trị ho, hen suyễn, đau răng,… Y học hiện đại còn bào chế chiết xuất hạt lộc vừng để chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm, trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt. Lá cây lộc vừng còn có tác dụng chữa bệnh trĩ hiệu quả, trong khi đó vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Trồng lộc vừng trong nhà có hợp phong thủy?

Vì ý nghĩa trên nên việc trồng lộc vừng trong nhà mang lại tài lộc may mắn cho gia chủ. Lộc vừng giúp gia chủ gọi tài chiêu lộc, gia đình thịnh vượng may mắn. Tuy nhiên khi trồng trong nhà cần lưu ý:

-Nếu cây to không nên trồng ở vị trí chính giữa hoặc có thể chắn trước cửa nhà. Bởi cây to trồng trước cửa nhà sẽ chắn lối tài lộc, không khí kém lưu thông nên thần tài không vào nhà, cản trở luồng khí vượng. Do đó cây lộc vừng to hoặc bạn trồng xuống đất dự tính cây có thể to thì nên trồng trước nhà nhưng ở hai bên mé nhà ví dụ bên trái hoặc bên phải không chắn luồng khí vào nhà.

- Không nên trồng lộc vừng sát nhà hoặc sát tường: Lộc vừng nếu trồng xuống đất mà sát tường hay sát nhà thì có thể làm đổ tường. Bởi lộc vừng có rễ sum suê rễ khỏe có thể ăn xuyên tường gây nguy hiểm cho nhà, tạo thế phong thủy không an toàn. Cây lộc vừng cũng dễ bị bật gốc gãy cành nên cần chú ý.

Nếu nhà nhỏ, sân vườn không rộng thì nên trồng cây lộc vừng trong chậu và có độ ẩm xung quanh để lộc vừng nhanh ra hoa. 

Lưu ý để lộc vừng nhanh ra hoa

- Tưới nước: Lộc vừng ưa ẩm nên tưới nước cho cây lộc vừng với tần suất 2 lần/ngày. Không nên tưới nước vào lá để tránh bị nấm mốc xâm nhập vào hại cây

- Ánh sáng: Cây lộc vừng ưa sáng, cần nắng nên trồng lộc vừng phải chọn vị trí nhiều nắng thoáng đãng.

- Bón phân: Cây lộc vừng có sức sống khá tốt nên không quá phụ thuộc vào phân bón. PHân bón nên chọn loại phân hữu cơ sạch và nên bón khi cây còn non hoặc sắp ra hoa.

Những người mệnh Mộc, Thủy, Hỏa rất thích hợp trồng cây lộc vừng. Với những thông tin trên chắc chắn bạn đã tìm được cách trồng cây lộc vừng tốt nhất trong ngôi nhà của bạn.

Tác giả: An Nhiên