Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết để vệ sinh tủ lạnh được dễ dàng hơn. Các vật dụng ấy bao gồm:
- Túi (bao) rác.
- Nước ấm, xà phòng.
- Khăn sạch.
- Giấm.
Bước 2: Ngắt nguồn điện và dọn mọi thứ trong tủ lạnh.Trước khi bắt đầu vệ sinh tủ lạnh, bạn cần chắc chắn rằng tủ lạnh của bạn hiện không đang kết nối với bất cứ nguồn điện nào. Điều này nhằm đảm bảo cho sự an toàn của bạn.
Nếu là tủ lạnh mới mua, bên trong sẽ còn một số giấy về thông tin sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, các lưu ý khi dùng,… Bạn cần lấy hết những vật còn sót trong tủ lạnh và cho vào túi rác.
Đối với tủ lạnh đã sử dụng lâu, bạn hãy gom hết mọi thứ bên trong để việc tiến hành dọn vệ sinh được dễ dàng hơn. Phân loại các thực phẩm bên trong tủ lạnh. Các thực phẩm mốc, quá hạn cần cho vào túi rác. Đặc biệt, với những thực phẩm dễ bị hư khi để ở môi trường bên ngoài như các chế phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, váng sữa,…) thì cần được cho ngay hộp mát được cách nhiệt hoặc trong hộp chứa đá lạnh.
Bước 3: Rửa các bộ phận bên trong tủ lạnh
Sau khi đã dọn hết mọi thứ bên trong tủ lạnh, bạn hãy tháo các bộ phận di động của tủ lạnh như kệ và các ngăn kéo. Tiếp theo, bạn hãy rửa sạch chúng bằng nước và xà phòng. Bạn cần để chúng thật khô ráo trước khi lắp ráp vào.
Bạn dùng một chiếc khăn sạch, đã được ngâm nước nóng để nguội để lau sơ toàn bộ bên trong tủ lạnh. Ngoài ra, nếu bạn muốn kỹ hơn thì có thể sử dụng khăn khô để lau trước. Tuy nhiên, ở bước này bạn cần lưu ý là không dùng nước quá nóng. Nguyên nhân là nếu làm thay đổi nhiệt độ đột ngột bên trong tủ lạnh thì có thể làm hổng các bộ phận này. Do đó, bạn chỉ nên dùng nước ấm nếu muốn sạch hơn hoặc chỉ cần dùng nước lạnh là đủ.
Bước 4: Vệ sinh tủ lạnh bằng giấm
Nguyên liệu giúp vệ sinh tủ lạnh tại nhà vô cùng dễ kiếm chính là giấm. Giấm các các dụng tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn và các mùi hôi từ thực phẩm bên trong tủ lạnh. Điều đặc biệt ở nguyên liệu này là bạn có thể sử dụng bất cứ loại giấm nào mà bạn hiện có ngay tại nhà. Chúng rất dễ kiếm và mua ở bất cứ tiệm tạp hóa, chợ hoặc siêu thị nào.
Bạn hãy lấy một bình giấm nguyên chất xịt và lau sạch bên trong tủ lạnh. Bạn cần chú ý kỹ giữa các ngách và lau sạch kể cả trên cửa tủ. Tiếp đến, bạn dùng khăn sạch để lau sơ qua lại toàn bộ tủ.
Bước 5: Lắp ráp các bộ phận trở lại
Sau khi mọi thứ đã khô ráo, bạn hãy lắp ráp mọi thứ lại như ban đầu. Bạn không nên cho vào tủ lạnh lại ngay mà nên đợi sau khi cắm điện 30 phút. Lưu ý, trước khi cho thức ăn vào tủ, bạn cần bảo đảm lau khô phần thân tủ lạnh cũng như các lọ hộp thực phẩm sẽ được cho vào tủ lạnh.
Bước 6: Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh
Đừng quên vệ sinh bên ngoài tủ lạnh. Đôi khi bên ngoài tủ lạnh lại là nơi tồn tại nhiều vết bấn nhất. Hãy xịt giấm lên, chờ 1 – 2 phút rồi dùng giẻ mềm sạch, khô để lau thật sạch cửa và tay nắm của tủ lạnh.
Sai lầm khi lau dọn tủ lạnh
Không dọn sạch đồ ăn ra ngoài trước khi lau kệ tủ lạnh
Khi lau kệ tủ lạnh, bạn cần dọn sạch các thực phẩm bên trong trước, việc làm này giúp làm sạch trong lòng tủ một cách triệt để, không bỏ sót các ngóc ngách nào.
Đối với các lọ dưa chua hoặc lọ mứt cất trong tủ, bạn cũng cần dùng một miếng vải mềm thấm chất khử trùng để vệ sinh sạch bề mặt bên ngoài trước khi để lại vào tủ lạnh.
Không rút phích cắm điện
Khi vệ sinh tủ lạnh, điều cần làm đầu tiên là rút phích cắm điện, vì nếu không ngắt phích cắm thì khi vệ sinh tủ bằng khăn ẩm rất nguy hiểm, có thể bị giật điện và làm giảm chất lượng làm lạnh của tủ về sau.
Khi vệ sinh bạn cần mở cửa tủ lạnh, điều này khiến khí lạnh bên trong tràn ra ngoài, bên trong tủ lạnh phải tăng công suất hoạt động vì không đủ làm lạnh dễ dẫn đến dàn lạnh của tủ bị hỏng. Do đó, bạn nên rút phích cắm trước khi vệ sinh tủ khoảng 1 - 2 tiếng để vệ sinh tủ được an toàn hơn.
Dùng vật nhọn để loại bỏ đá bên trong tủ
Với những viên đá bám chặt trên ngăn đá, người dùng thường dùng những vật nhọn để cạy chúng ra. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên làm điều này vì sẽ vô tình làm thủng và làm hỏng dàn lạnh, khi đó khí gas sẽ theo lỗ thủng ra ngoài.
Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng làm lạnh của tủ sau khi được sửa chữa hoàn thiện, do đó để loại bỏ đá dính chặt trên ngăn đá bạn chỉ cần rút phích cắm và mở cánh tủ ra để đá tự tan rồi lau đi là được.
Dùng nước nóng
Khi dọn dẹp nhà cửa, bạn thường dùng nước nóng để lau nhà, giặt đồ,… điều này làm tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, đó cũng sẽ là “điều cấm kỵ” khi vệ sinh tủ lạnh, nó làm biến dạng các ngăn tủ.
Hơn nữa, khi dùng nước quá nóng tiếp xúc với tủ lạnh sẽ khiến bề mặt tủ nứt vỡ, biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm lạnh. Cách tốt nhất là dùng miếng xốp mềm và nước tẩy rửa lau chùi nhẹ nhàng bên trong tủ là được.
Dùng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh tủ
Dùng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh tủ là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ khiến thức ăn bảo quản trong tủ lạnh bị nhiễm độc và ảnh hưởng đến hoạt động của tủ, làm hại đến sức khỏe của bạn.
Những chất tẩy rửa mạnh hoặc bàn chải còn làm phai sơn, xước bề mặt tủ lạnh khiến cho tủ lạnh của bạn cũ đi trông thấy. Do đó, bạn nên dùng miếng xốp mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh tủ lạnh.