Trứng vịt lộn là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì rất ngon, giàu dinh dưỡng.
Trong một quả trứng vịt lộn có tới 182 kcal năng lượng, 13,6 gr protein, 12,4 gr lipid, 82 mg canxi, 212 gr photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra, còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Chính vì vậy, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau chóng hồi phục.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để ăn trứng vịt lộn. Có 7 nhóm người càng ăn càng gây hại, tốt nhất là tránh xa.
Người bệnh thận
Người mắc bệnh thận nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi, lượng nước tiểu ở người bị bệnh thận giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể.
Trong khi đó, ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
Bệnh nhân bị bệnh gan
Trứng vịt lộn có chứa rất nhiều đạm, vì vậy nó sẽ khiến cho chức năng gan bị hoạt động quá sức, dẫn đến suy gan nhanh chóng. Trứng vịt lộn còn khiến cho người bệnh gan bị đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng…
Người bị cao huyết áp
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn vì nếu ăn cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất gây nên tình trạng cao huyết áp.
Người mắc bệnh gút
Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, càng ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ càng làm tăng lượng protein trong máu, điều này chỉ khiến tình trạng của người bệnh gút thêm trầm trọng hơn.
Người bị sốt
Ai cũng nghĩ bị ốm mà bồi bổ bằng trứng vịt lộn thì còn gì bằng nhưng thực tế khác xa đó ạ. Protein trong trứng vịt lộn khi đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy, sinh ra lượng nhiệt cao hơn 30% so với bình thường, từ đó khiến nhiệt độ của người đang sốt cao hơn, khiến bệnh tình thêm trầm trọng.
Người vừa sinh con
Trong trứng vịt lộn có chứa nhiều protein và chất béo, có thể gây khó tiêu, đầy bụng. Lời khuyên của bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1-2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.
Trẻ dưới 5 tuổi
Lương y Sáng cho biết, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vẫn chưa thể phát triển hoàn toàn, vì vậy nếu bố mẹ cho bé ăn quá sớm hoặc ăn quá nhiều trứng lộn sẽ dẫn tới trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
Bé từ 5 tuổi trở lên chỉ nên ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ một đến 2 lần là đủ. Vậy mà trước không biết em toàn cho con trai 4 tuổi ăn 3 quả 1 lần vì thấy con thích ăn và ăn được.
Vậy thì ăn trứng vịt lộn như thế nào, ăn bao nhiêu là tốt?
- Thời điểm thích hợp nhất để ăn trứng vịt lộn là vào buổi sáng, nhưng cũng không nên ăn nhiều quá trong 1 lần và ăn nhiều lần trong tuần.
Còn lượng ăn phù hợp cho từng đối tượng sẽ là:
- Trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn, ăn nhiều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ.
- Trẻ từ 5 tuổi nên ăn nửa quả/lần. Mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ. Ăn nhiều sẽ khiến lượng vitamin A dư thừa làm vàng da, bong tróc biểu bì, ảnh hưởng quá trình hình thành xương của trẻ.
- Người lớn khỏe mạnh tốt nhất cũng chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
- Và cuối cùng là tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối vì quá trình trao đổi chất diễn ra ít hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, nhất là khi ăn nhiều.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Khoảng thời gian người bệnh nCoV dễ lây cho người khác nhất: 'Còn không rõ mình là F0 từ lúc nào'
-
3 trường hợp bác sĩ có thể từ chối tiêm vắc xin Covid-19 khi khám sáng lọc, biết để an toàn
-
3 bài tập đơn giản giúp nâng cao sức khỏe của phổi để phòng chống dịch bệnh Covid-19
-
Bác sĩ cảnh báo 4 thói quen gây nhồi máu não, nhiều người biết nhưng vẫn chủ quan
-
"Giờ vàng" ăn bữa tối để không tăng cân, béo bụng, không phải ai cũng biết